Bệnh tiểu đường nên ăn gì? 18 thực phẩm tốt nhất cần lưu ý
Người bị bệnh tiểu đường nên và không nên ăn gì để ổn định đường huyết và có khả năng hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh?
Người bệnh cần dùng những thực phẩm tốt cho người tiểu đường để tránh đường huyết tăng cao và góp phần ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim, thận.
Dưới đây là 18 loại thực phẩm cho người tiểu đường giúp kiểm soát tốt mức đường huyết an toàn, kể cả tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2.
I. 8 dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là nhóm bệnh lý nội khoa rất phổ biến, là bệnh lý do rối loạn chuyển hóa Insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.
Trước đây nhiều người cho rằng, bệnh tiểu đường chỉ gặp ở người lớn tuổi, tuy nhiên hiện nay độ tuổi mắc bệnh tiểu đường đang có dấu hiệu trẻ hóa.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thường là do nồng độ Insulin trong cơ thể không ổn định (có thể thiếu thậm chí thừa).
Nếu mắc tiểu đường mà kiểm soát được lượng đường trong máu và thường xuyên theo dõi tốt, chắc chắn lượng đường sẽ nằm trong mức an toàn, gần giống như người bình thường.
Dựa vào đặc điểm và diễn biến của bệnh có thể chia ra:
– Đái tháo đường type 1.
– Đái tháo đường type 2.
– Đái tháo đường thứ phát.
– Đái tháo đường thai kỳ.
Hiện nay bệnh tiểu đường có dấu hiệu trẻ hóa cần phát hiện sớm
Các biểu hiện của bệnh đái tháo đường giai đoạn đầu rất khó xác định, do không điển hình và dễ nhầm lẫn với triệu chứng các bệnh khác.
Tuy nhiên, nếu quan tâm và biết cách kiểm soát tốt sức khỏe, thì có thể phát hiện được bệnh tiểu đường từ rất sớm.
Việc phát hiện sớm, điều trị bệnh kịp thời và liên tục, sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm như: Nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh lý võng mạc gây mù mắt, bệnh lý thận gây suy thận, bệnh lý mạch máu ngoại vi dẫn đến đoạn chi và các biến chứng nghiêm trọng…
Dưới đây là những dấu hiệu sớm giúp nhận biết được căn bệnh này:
-
Biểu hiện khát nước và uống nước nhiều
-
Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu tăng cao
-
Người mệt mỏi thường xuyên, cơ thể yếu kém
-
Có biểu hiện ăn nhiều nhưng bị sụt cân
-
Thị lực giảm sút
-
Biểu hiện viêm nướu
-
Xuất hiện nhiều vết thâm nám
-
Vết thương lâu lành
II. Người bị bệnh tiểu đường nên và không nên ăn gì?
1. Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo đó, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:
- Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào… Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.
- Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.
- Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive…
- Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.
- Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…
Chọn lựa các thực phẩm nên và không nên rất quan trọng với người bệnh tiểu đường
2. Người bệnh tiểu đường không nên ăn gì?
Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:
- Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng
- Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
- Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga…
- Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
III. 15 thực phẩm tốt nhất cho người bệnh tiểu đường
1. Cá béo
Cá béo là một trong những loại thực phẩm cho người bị tiểu đường lành mạnh nhất.
Người bị tiểu đường nên ăn gì thì phải kể đến các loại cá béo bao gồm: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi và cá trích. Chúng mang lại những giá trị dinh dưỡng như:
- Cung cấp axit béo omega 3 như DHA và EPA, cực kỳ tốt cho tim mạch. DHA và EPA sẽ giúp bảo vệ các tế bào trên mạch máu, giảm thiểu viêm nhiễm và cải thiện chức năng của động mạch.
- Là nguồn đạm nạc được khuyên dùng cho bất kỳ chế độ ăn lành mạnh nào, đặc biệt là bệnh tiểu đường, tim mạch.
Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy những người thường xuyên ăn cá béo sẽ có rất ít nguy cơ bị suy tim và tử vong vì bệnh tim.
Trong các nghiên cứu này, những người lớn tuổi, bao gồm cả nam và nữ, ăn cá béo 5–7 ngày mỗi tuần trong vòng 8 tuần đã giảm được đáng kể lượng chất béo trung tính triglyceride và các dấu hiệu viêm nhiễm.
Cá béo được khuyên dùng cho người bệnh tiểu đường
2. Trứng
Một trong các loại thực phẩm tốt cho người tiểu đường phải kể đến là trứng. Thường xuyên ăn trứng sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim, hạn chế viêm nhiễm, cải thiện độ nhạy insulin và đồng thời tăng lượng cholesterol tốt HDL và giảm lượng cholesterol xấu LDL.
Một nghiên cứu cho thấy những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu có chế độ ăn uống với lượng đạm cao, bao gồm cả 2 quả trứng mỗi ngày, đã có nhiều cải thiện về hàm lượng cholesterol cũng như mức đường huyết.
3. Các loại rau lá xanh
Các loại rau lá xanh là một trong các thực phẩm chính cho người bị tiểu đường. Chúng không chỉ bổ dưỡng mà còn ít calo và tinh bột, giúp bạn no lâu, làm chậm hấp thu đường và chất béo vào trong cơ thể.
Một bữa ăn nhiều rau sẽ đảm bảo bạn không bị tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn.
Những loại rau tốt cho người tiểu đường gồm: cải bó xôi, cải xoăn và các loại rau lá xanh khác.
Đây đều là những nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, nhiều nhất là vitamin C, khi hấp thụ nhiều vitamin C hơn sẽ tăng đề kháng tốt hơn.
Ngoài ra, trong rau lá xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa – lutein và zeaxanthin – bảo vệ mắt khỏi các biến chứng của bệnh tiểu đường như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Bác sĩ thường khuyên người bệnh nên ăn rau trước các loại thực phẩm khác trong mỗi bữa.
4. Bông cải xanh
Bông cải xanh cũng là một trong những loại rau cho người tiểu đường. Khoảng 92g bông cải xanh nấu chín chỉ chứa 27 calo và 3g tinh bột đường tiêu hóa, kèm theo rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C và Magie.
Nghiên cứu về bệnh nhân tiểu đường đã cho thấy bông cải xanh có thể bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do có hại.
Không chỉ là một loại thực phẩm cho người bị tiểu đường, bông cải xanh còn rất giàu chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, cực kỳ tốt cho mắt.
5. Hạt chia
Hạt chia là một thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường. Chúng chứa rất nhiều chất xơ và cực kỳ ít tinh bột, giúp hạn chế tăng đường huyết.
Trong 28g hạt chia có chứa 1g lượng tinh bột, đường và 11g chất xơ. Lượng chất xơ hòa tan có trong hạt chia hạn chế hấp thu các chất khác từ hệ tiêu hóa vào máu, thực sự có thể hạ thấp nồng độ đường trong máu.
Một lý do khác khiến hạt chia trở thành một trong những loại thực phẩm cho người bị tiểu đường là loại hạt này giúp bạn cảm thấy no hơn, giảm ăn những món khác, có thể hỗ trợ bạn giữ được cân nặng phù hợp.
Hạt chia vô cùng tốt cho người bệnh tiểu dường
6. Hạt lanh
Món ngon cho người tiểu đường có thêm hạt lanh sẽ rất có lợi để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết tốt hơn nhờ lượng chất xơ dồi dào trong loại hạt này.
Chất xơ hòa tan cải thiện sức khỏe đường ruột, tăng độ nhạy insulin và no lâu hơn.
Qua một nghiên cứu, những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 ăn hạt lanh trong vòng 12 tuần đã có những cải thiện đáng kể về chỉ số HbA1c.
Một nghiên cứu khác cũng cho biết hạt lanh có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ và người bệnh sẽ không còn cần dùng quá nhiều thuốc chống đông máu.
Cơ thể chúng ta không thể hấp thụ hạt lanh còn nguyên hạt. Vì vậy, bạn có thể mua dạng bột hoặc tự nghiền chúng, sau đó bảo quản trong lọ kín và để vào tủ lạnh để tránh bị ôi mùi.
7. Các loại quả hạch
Quả hạch là một trong những món ăn vặt tốt cho người tiểu đường. Tất cả các loại quả hạch đều chứa chất xơ và rất ít tinh bột nên được xem là thực phẩm kiểm soát bệnh tiểu đường hữu hiệu.
Lượng tinh bột có trong 28g mỗi loại quả hạch như sau:
- Hạnh nhân: 2,6g
- Hạt bào ngư (quả hạch Brazil): 1,4g
- Hạt điều: 7,7g
- Hạt dẻ (hạt phỉ): 2g
- Hạt mắc ca: 1,5g
- Hồ đào: 1,2g
- Hồ trăn (hạt dẻ cười): 5g
- Quả óc chó: 2g
Việc thường xuyên ăn các loại quả hạch này có thể giảm viêm, hạ đường huyết, HbA1c và cholesterol xấu LDL.
Trong một nghiên cứu, những người bị tiểu đường ăn thêm 30g quả óc chó trong khẩu phần hàng ngày đã cải thiện thể chất, giảm được cân và cải thiện mức insulin trong cơ thể.
Các loại quả hạch này có thể giảm viêm, hạ đường huyết. (Tham khảo tại đây)
8. Sữa chua ít đường
Sữa chua ít đường, đặc biệt là sữa chua Hy Lạp là thực phẩm cho người bị tiểu đường, lợi ích của sữa chua với người bệnh tiểu đường đã được chứng minh.
Nó có thể kiểm soát mức đường huyết tốt hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, một phần nhờ vào lượng lợi khuẩn probiotic có trong chúng.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: sữa chua và những loại thực phẩm từ sữa khác sẽ duy trì cân nặng ổn định và cải thiện tình trạng cơ thể của người bị tiểu đường tuýp 2.
Nhiều người tin rằng, hàm lượng cao canxi và axit béo linoleic liên hợp (CLA) có trong sữa chua có thể có một vai trò rất quan trọng.
Hơn nữa, mỗi phần sữa chua Hy Lạp chỉ chứa khoảng 6-8g tinh bột, thấp hơn các loại sữa chua khác.
Chúng cũng có hàm lượng đạm cao hơn, thúc đẩy giảm cân do có khả năng làm hạn chế cơn thèm ăn và giảm thiểu được lượng calo tiêu thụ.
9. Dầu ô liu nguyên chất
Dầu ô liu nguyên chất là một trong các loại thực phẩm tốt cho người tiểu đường.
Nó có chứa axit oleic – một loại chất béo đơn không bão hòa đã được chứng minh là giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhờ giảm mức triglyceride, giảm cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol tốt HDL, rất tốt cho bệnh tiểu đường tuýp 2.
Dầu ô liu còn chứa chất chống oxy hóa polyphenol – giúp giảm viêm, bảo vệ mạch máu và hạ huyết áp.
Dầu ô liu nguyên chất chưa qua tinh chế sẽ giữ lại được nguyên vẹn thành phần nên tốt cho sức khỏe hơn.
Bạn hãy mua dầu nguyên chất từ những nguồn đáng tin cậy, vì hiện nay có nhiều loại dầu ô liu đã bị pha thêm dầu bắp, dầu đậu nành.
Dầu oliu rất tốt cho bệnh tiểu đường tuýp 2
10. Trà xanh
Uống trà xanh là một cách hiệu quả để kiểm soát bệnh tiểu đường. Trà xanh chứa chất chống oxy hóa EGCG (Epigallocatechin gallate), giúp duy trì sự linh hoạt của các mạch máu và ổn định lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy nguyên tố này làm giảm lượng đường trong máu và hạn chế tăng lượng đường sau bữa ăn bao gồm chủ yếu là carbohydrate.
11. Giấm táo
Giấm táo được xem là thực phẩm cho người bị tiểu đường vì nó có khả năng cải thiện độ nhạy insulin và làm đường huyết tăng chậm hơn.
Giấm táo cũng giúp làm giảm đi 20% tác động của lượng tinh bột trong bữa ăn lên mức đường huyết.
Kết quả từ một nghiên cứu cho biết: những người không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường sau một thời gian thường xuyên dùng giấm táo trước khi ngủ đã giảm được 6% tốc độ tăng đường huyết.
Loại giấm này còn có thể làm chậm quá trình hấp thu thức ăn từ dạ dày, khiến bạn cảm thấy no lâu hơn.
Tuy nhiên, dùng giấm táo không tốt cho những người đang bị liệt dạ dày. Để kết hợp giấm táo và chế độ ăn uống, bạn hãy bắt đầu dùng với một ly nước có pha 5ml giấm táo mỗi ngày.
12. Bơ
Bơ chứa lượng carbohydrate thấp, nhiều chất xơ và chứa hàm lượng chất béo tốt. Do đó bạn không phải lo khi ăn chúng.
Tiêu thụ bơ có ý nghĩa trong việc cải thiện chất lượng dinh dưỡng đáng kể và chỉ số khối cơ thể (BMI).
Điều này giúp cho bơ trở thành món ăn nhẹ lý tưởng cho người bệnh tiểu đường đặc biệt những người có béo phì kèm theo.
Người bệnh tiểu dường không phải lo lắng khi ăn quả bơ
13. Dâu tây
Dâu tây là một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất mà bạn nên ăn. Chúng có chứa nhiều chất chống oxy hóa anthocyanin, có khả năng giảm lượng cholesterol sau mỗi bữa ăn.
Đồng thời, loại trái cây này cũng có khả năng điều chỉnh đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở người bị bệnh tiểu đường tuýp 2.
Một phần ăn khoảng 150g dâu tây sẽ chứa 49 calo và 4g chất xơ trong 11g bột đường. Phần ăn này cung cấp đủ 100% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày và cả những chất chống viêm có lợi cho tim mạch.
14. Cam, quýt
Chứa hàm lượng chất xơ cao nên các loại trái cây họ cam quýt không làm tăng lượng đường trong máu.
Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa, lượng đường trong máu vẫn ổn định, vì đường không vào máu nhanh và tốc độ hấp thụ đường bị chậm lại.
Điều này giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết và điều chỉnh việc giải phóng insulin để giữ cho lượng đường trong máu được ổn định.
Cam, quýt thực sự được coi là một loại thực phẩm có hàm lượng glycemic thấp nhờ hàm lượng chất xơ hòa tan, khiến chúng trở thành một lựa chọn trái cây tốt cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Tuy nhiên, nên ăn trái cây thay vì uống nước ép. Ngoài ra, cam và tất cả các loại trái cây họ cam quýt khác là nguồn cung cấp vitamin C và folate chống oxy hóa, cũng như kali giúp giữ huyết áp trong tầm kiểm soát.
15. Tỏi
Một số nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giảm viêm, đường huyết cũng như cholesterol xấu LDL ở người bị tiểu đường tuýp 2. Chúng cũng có hiệu quả trong việc hạ huyết áp.
Qua một nghiên cứu, những người không kiểm soát được chứng cao huyết áp được cho dùng tỏi đen trong vòng 12 tuần và huyết áp đã giảm đi trung bình 10 đơn vị.
16. Bí
Bí cũng là một trong những loại thực phẩm cho người bị tiểu đường được chuyên gia sức khỏe khuyến khích sử dụng.
Những loại bí mùa đông thường có lớp vỏ cứng như bí đỏ. Còn các loại bí mùa hè sẽ có lớp vỏ mềm và ăn được, phổ biến là bí đao, bí ngòi xanh, vàng.
Như các loại rau củ khác, bí cũng chứa các chất chống oxy hóa có lợi. Bí đỏ có hàm lượng cao lutein và zeaxanthin – ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Một nghiên cứu khác dùng chiết xuất bí đã cho thấy hiệu quả về giảm béo phì và nồng độ insulin. Những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 sau khi dùng chiết xuất từ bí đỏ đã giảm đáng kể lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, bí đỏ sẽ có lượng tinh bột đường cao hơn so với bí ngòi.
Cụ thể, khoảng 150g bí ngô chứa 6g tinh bột và đường, còn 150g bí ngòi chỉ chứa 3g. Bạn nên lưu ý điều này khi xây dựng thực đơn cho người bệnh tiểu đường nhé!
Các loại bí giúp giảm đáng kể lượng đường trong máu
17. Yến mạch
Yến mạch là thực phẩm chứa nhiều chất xơ có tác dụng giảm đường sau bữa ăn, tăng công hiệu của insulin, đặc biệt là chất xơ tan trong nước rất tốt vì nó ngăn cản không cho đường hấp thụ vào ruột và làm giảm đường trong máu tới 30%.
Chất xơ có thể làm giảm triglyceride và mỡ xấu LDL và làm tăng mỡ lành HDL, có hiệu quả tốt với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường.
Chính vì vậy, ăn bột yến mạch nguyên chất không thêm đường là một lựa chọn tuyệt vời để kiểm soát lượng đường trong máu.
Nên chọn loại hạt yến mạch chỉ bỏ vỏ, cám yến mạch hoặc yến mạch cắt thép là dạng yến mạch ít được chế biến nhất. Bỏ qua yến mạch ăn liền thường được tinh chế cao và thiếu chất xơ.
18. Khoai lang
Tuy khoai lang thuộc nhóm tinh bột nhưng chỉ số đường huyết của nó tương đối thấp (GI = 44 – 46) nên với vấn đề chọn lựa tiểu đường ăn gì thay cơm thì đây là một gợi ý phù hợp.
Trong củ khoai lang có thành phần tinh bột không thể tiêu hóa trong ruột non gọi là tinh bột kháng đường nên sẽ không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.
Mặt khác, trong ruột non còn có thành phần kích thích tăng độ nhạy tế bào với insulin nên khi ăn khoai lang cũng sẽ làm tăng khả năng chuyển hóa đường thành năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ thể.
Với bệnh nhân tiểu đường, khoai lang trở thành thực phẩm không chỉ không làm tăng đường huyết mà còn giúp ngừa táo bón, kiểm soát cân nặng rất tốt.
Hy vọng thông tin mà Happy Nuts chia sẻ trong bài viết bệnh tiểu đường nên và không nên ăn gì sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về các loại thực phẩm nên bổ sung và hạn chế trong khẩu phần ăn hàng ngày, giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết và quá trình điều trị dễ dàng hơn.
—————————————————————————————————————
***CẬP NHẬT MỚI NHẤT TỪ HAPPY NUTS (THÁNG 07/2024)
Mùa Tết Đoàn Viên này, Bánh Trung thu HEALTHY của HAPPY NUTS là lựa chọn quà tặng ấn tượng cho khách hàng, đối tác, nhân viên, người thân,…
Được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn bởi sự độc đáo và ý nghĩa, như lời chúc sức khoẻ, đoàn viên trong đêm trăng hạnh phúc.
>>> Tham khảo ngay Quà tặng Trung thu của Happy Nuts để lựa chọn các set quà bánh trung thu Healthy ấn tượng, đẳng cấp, phù hợp với nhu cầu.
Ngoài ra, Happy Nuts còn cung cấp set Quà tặng Doanh nghiệp dành tặng khách hàng, đối tác, nhân viên,… thay lời cảm ơn và quan tâm chăm sóc.
Quà tặng Sức khỏe với thành phần cao cấp nhất, gồm các loại hạt thượng hạng, mật ong nguyên chất tốt cho sức khỏe.
Hộp quà thiết kế đẹp mắt, sang trọng, thể hiện đẳng cấp của doanh nghiệp và sự tôn trọng đối với người nhận.
>>> Tham khảo và đặt ngay Set quà tặng cao cấp từ Happy Nuts để lan tỏa năng lượng tích cực, sự quan tâm sâu sắc đến các khách hàng, đối tác, nhân viên,… của doanh nghiệp mình.
Thú vị hơn với trải nghiệm mới “Ăn vặt Healthy” cùng Healthy Snack Hạt Điều Tẩm Vị (sản phẩm mới của HAPPY NUTS).
Thành phần 100% hạt điều Bình Phước được chọn lọc kỹ càng, đảm bảo chất lượng tốt nhất, dồi dào dinh dưỡng.
Hạt điều giòn rụm, phủ lớp gia vị mỏng với 5 hương vị độc đáo. Gói nhỏ tiện lợi, dễ dàng mang theo khi du lịch, picnic hoặc ăn vặt, trà chiều,…
>>> Xem ngay các lựa chọn Healthy snack với đa dạng hương vị, đặt mua để trở thành những khách hàng đầu tiên trải nghiệm sản phẩm mới.
Hấp dẫn hơn với ƯU ĐÃI GIẢM GIÁ áp dụng duy nhất trên Shopee Mall của HAPPY NUTS.
>>> Hãy vào Shopee Happy Nuts Official Store đặt hàng ngay để trải nghiệm các sản phẩm Healthy Snack, các loại hạt dinh dưỡng chất lượng, thơm ngon với mức giá cực ưu đãi.
Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp hoặc cần hỗ trợ trong quá trình mua hàng, hãy liên hệ ngay với Happy Nuts để được phục vụ chu đáo, tận tâm nhất.
Happynuts.vn
(Bài viết cập nhật: 01/07/2024)