Tổng hợp công thức những món ăn Tết thơm ngon của người Việt
Những món ăn Tết không chỉ là những biểu tượng ẩm thực, mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của người Việt, đặc biệt là trong những ngày đầu năm mới.
Cùng Happy Nuts tham khảo những món ăn Tết truyền thống, những hương vị thơm ngon mà bạn có thể thưởng thức cùng gia đình và người thân yêu trong bài viết sau nhé.
1. Ý nghĩa món ăn ngày Tết Việt Nam
Mỗi một món ăn ngày Tết nguyên đán Việt Nam đều mang một ý nghĩa và đặc trưng riêng của mỗi vùng miền.
Điều này thể hiện sự đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán giúp gắn kết tinh thần đoàn kết của 54 dân tộc anh em trên khắp cả nước.
Trong bữa ăn ngày Tết của gia đình Việt, ta không thể không nhắc đến món bánh chưng, bánh tét.
Bởi lẽ, món ăn này gắn liền với truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” mang thông điệp năm mới sức khỏe dồi dào, sung túc và an khang thịnh vượng.
Ngoài ra, món thịt kho nước dừa (còn gọi là thịt kho Tàu) là món ăn ngày tết ngon và phổ biến ở các tỉnh miền Nam.
Những miếng thịt được cắt theo hình vuông, kết hợp với quả trứng hình tròn tạo nên sự hài hòa về âm dương, sự vuông tròn cho một năm đong đầy hạnh phúc.
Hay món xôi gấc của người miền Bắc mang một sắc đỏ cho sự may mắn và an khang thịnh vượng. Món ăn này được bày tiệc trong các dịp lễ Tết lớn trong gia đình nhằm mang lại sự cát tường trong năm mới.
Mỗi món ăn tết đều có ý nghĩa riêng
2. Món ăn tết miền Bắc
2.1 Bánh tét
Nguyên liệu:
- Gạo nếp: 1 kg.
- Đậu xanh: 250 gr.
- Hành tím: 2 củ.
- Hột vịt lộn muối: 5 trứng.
- Mỡ heo: 300 gr.
- Rau ngót: 1 bó.
- Vật liệu và dụng cụ: Lá chuối, giấy bạc, cuộn dây, muỗng, đũa, bát,…
- Gia vị: Muối, tiêu, đường, hạt nêm.
Nguyên liệu cho bánh tét
Cách làm:
Bước 1:
- Ngâm đậu xanh trong vòng 4 tiếng. Sau đó vớt đậu xanh ra và cho vào nồi, đổ ngập nước và nấu với lửa nhỏ.
- Khi đậu đã chín thì tắt bếp, nêm thêm một thìa muối, một thìa đường vào và trộn đều.
Bước 2:
- Cắt thịt heo thành những miếng dài bằng nhau. Thường thì người ta dùng thì mỡ heo để làm bánh tét, nhưng nếu bạn không thích thì có thể thay bằng thịt nạc.
- Tiếp đó, bạn đem thịt ướp với gia vị như sau: nửa thìa hạt nêm, nửa thìa hạt tiêu và hành tím bằm nhỏ. Đợi trong 30 phút cho thịt ngấm gia vị.
Bước 3:
- Trải giấy bạc ra, sau đó rải đậu xanh lên và ép dẹp. Tiếp đến, bạn trải miếng thịt lên trên lớp đậu xanh.
- Cắt trứng muối thành 4 phần rồi cho một phần lên trên lớp nếp. Sau đó, quấn phần đậu xanh lại rồi đem vào tủ lạnh cho đông cứng.
Trải giấy bạc ra, sau đó rải đậu xanh lên và ép dẹp
Bước 4:
- Dùng máy xay sinh tố xay rau ngót rồi lọc lấy nước. Gạo nếp bạn để ngâm nước qua đêm. Sau đó, vớt nếp ra, đợi 10 phút cho nếp khô rồi đổ nước rau ngót vào chung.
- Tiếp đến, bạn cho thêm một thìa muối vào rồi trộn đều hỗn hợp. Chú ý bạn chỉ nên trộn nhẹ tay để không làm vỡ nếp.
- Sau đó, chia phần nếp vừa trộn ra thành số phần tương ứng với số nhân đậu xanh.
Bước 5:
- Trải tờ giấy bạc ra rồi xếp lá chuối lên trên. Tiếp đến, bạn rải lớp nếp lên trên lá chuối, dàn đều rồi đến nhân đậu xanh.
- Phủ tiếp một lớp nếp nữa lên trên nhân đậu xanh rồi cuộn tròn lá chuối lại.
- Bạn lấy dây lạt buộc ngang, chính giữa cuộn bánh. Sau đó, bạn nhẹ nhàng bẻ gập phần góc chiếc bánh rồi dựng đứng lên, đổ thêm một phần nếp nữa để phần bánh cũng có nếp đều.
- Đầu kia bạn cũng làm tương tự rồi dùng phần lá chuối che hai đầu bánh lại. Sau khi cột xong đòn bánh thì bạn lăn nhẹ để nếp bên trong chạy đều.
Bước 6:
- Bạn cho các đòn bánh tét vào trong nồi lớn đun sôi có lót thêm vài lá chuối phía dưới đáy nồi. Bạn tiến hành nấu bánh với lửa vừa trong thời gian từ 3,5 – 4 tiếng.
- Sau khi nấu được nửa thời gian thì bạn trở đầu lại cho bánh được chín lại. Bạn cũng cần chú ý quan sát châm nước thường xuyên, không để nồi cạn nước.
Cho các đòn bánh tét vào trong nồi lớn đun sôi
2.2 Thịt kho nước dừa (Thịt kho Tàu)
Nguyên liệu:
- Thịt ba rọi heo: 2.5 kg
- Trứng vịt: 10 cái
- Dừa tươi: 2 trái
- Tỏi: 10 tép
- Hành tím: 5 củ
- Hành tây: 1/2 củ
- Ớt: 4 trái
- Dầu ăn: 3 muỗng canh
- Giấm: 1 muỗng canh
- Nước màu: 1 muỗng cà phê
- Nước mắm: 1 chén cơm
- Gia vị thông dụng: 1 ít (Muối/ đường/ hạt nêm/ tiêu xay)
Nguyên liệu Thịt kho Tàu
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế thịt ba rọi
- Thịt ba rọi heo sau khi mua về bạn mang đi rửa sơ với nước, sau đó chà xát thịt với 1 ít muối hoặc rượu trong khoảng 5 phút rồi mang đi rửa lại cho thật sạch.
- Tiếp theo bạn cắt thịt thành những miếng vuông, có chiều dài cạnh bằng khoảng 1 ngón tay.
- Bắc lên bếp 1 nồi nước khoảng 1 lít và đun sôi. Hành tây và 5 củ hành tím bạn bóc vỏ sau đó cắt nhỏ 1/2 củ hành tây và 1 củ hành tím cho vào nồi nước, thêm 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu.
- Sau khi nước sôi bạn cho thịt đã sơ chế vào luộc sơ trong 3 – 5 phút thì vớt ra mang đi rửa thịt 1 lần nước cho thật sạch.
- Bóc vỏ 10 tép tỏi, đập dập, mang đi băm nhuyễn 3 củ hành và cắt lát 1 củ. Ớt bỏ cuống, rửa sạch và băm nhỏ.
Bước 2: Làm sốt kho
- Cho vào tô ớt băm, tỏi đập dập, hành tím băm 1/2 chén nước mắm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê nước màu, khuấy đều để các gia vị hòa tan vào nhau.
Bước 3: Ướp thịt
- Bạn cho thịt đã luộc sơ vào hỗn hợp nước sốt kho vừa chuẩn bị, trộn đều lên cho nước sốt áo đều xung quanh thịt. Ướp trong khoảng 5 phút rồi mang đi áp chảo.
Bước 4: Áp chảo thịt
- Cho vào chảo 3 muỗng canh dầu ăn, đun nóng dầu và cho hành tím cắt lát vào phi thơm.
- Sau đó bạn cho thịt heo đã ướp gia vị vào, áp chảo phần da của miếng thịt cho vàng đều rồi trở các mặt khác của thịt áp chảo cho săn lại là được.
- Bạn nhớ giữ lại phần nước ướp thịt để kho trứng nhé.
Bước 5: Luộc trứng
- Cho trứng vịt vào nồi, đổ nước ngập trứng, thêm 1 muỗng canh muối và 1 muỗng canh giấm, đun sôi trứng.
- Trứng sẽ luộc trong khoảng 8 phút tính từ khi nước bắt đầu sôi bùng lên thì tắt bếp.
- Để cho trứng bớt nóng thì bắt đầu bóc vỏ trứng tránh để trứng vỡ lộ lòng đỏ ra ngoài sẽ khiến nước thịt kho bị đục mất ngon. Rửa trứng sơ qua với nước và để ráo.
Bước 6: Kho trứng
- Cho vào chảo phần nước ướp thịt lúc nãy, đun sôi lên và cho trứng luộc vào. Đảo đều với lửa vừa khoảng 5 phút cho trứng áo đều gia vị.
- Sau khi trứng áo đều gia vị có màu sắc đẹp hơn thì bạn cho vào nước của 2 trái dừa tươi, 1/2 chén nước mắm (chén ăn cơm), 1 muỗng canh đường, kho trứng trong khoảng 5 phút thì vớt trứng ra.
Bước 7:
- Xếp thịt ba rọi đã áp chảo vào nồi áp suất, để phần da hướng lên trên. Lọc qua rây phần nước kho trứng chỉ lấy phần nước trong, cho vào nồi kho chung với thịt, thêm vào 2 chén nước (chén ăn cơm).
- Kho thịt với nồi áp suất trong 20 – 30 phút với chế độ Manual, sau khi kho được 20 phút thì bạn ủ thịt thêm 40 phút nữa nhé.
- Tiếp theo bạn cho trứng kho vào, và nấu thêm 20 phút nữa là đã hoàn thành món ăn.
Thịt kho tàu thơm ngon chuẩn vị ngày tết
2.3 Canh khổ qua
Nguyên liệu:
- Khổ qua: 3 trái
- Thịt băm: 200 gr
- Nấm mèo: 50 gr
- Trứng vịt; 1 quả
- Nước dùng heo: 800 ml
- Hành tím: 1 củ
- Tỏi: 2 tép
- Gia vị thông dụng: 1 ít (đường/ muối/ hạt nêm/ tiêu)
Nguyên liệu canh khổ qua
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Khổ qua mua về bạn rửa sạch, cắt làm đôi, dùng muỗng lấy sạch phần ruột bên trong.
- Để khổ qua bớt đắng, bạn ngâm khổ qua trong nước lạnh 10 – 15 phút, sau đó vớt ra để ráo.
- Nấm mèo ngâm nở, rửa sạch, bỏ phần chân rồi cắt nhỏ.
- Đối với tỏi và hành tím, bạn lột sạch vỏ, băm nhỏ.
- Hành ngò bỏ gốc, rửa sạch. Cắt hành lá thật nhuyễn để trang trí.
Bước 2: Ướp nhân và nhồi khổ qua
- Trộn đều thịt với nấm mèo, hành tím, tỏi băm, 1 quả trứng vịt và các loại gia vị gồm 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm.
- Để yên 10 – 15 phút cho thịt thấm đều gia vị.
- Lấy một lượng nhân vừa đủ, dùng muỗng cho từ từ vào ruột khổ qua, ấn nhẹ nhàng cho nhân thật chặt.
Bước 3: Nấu khổ qua
- Bắc nồi lên bếp, cho 800ml nước dùng và 1 muỗng cà phê muối, khi nước sôi cho khổ qua vào và nêm thêm 2 muỗng cà phê hạt nêm. Bạn có thể gia giảm tùy khẩu vị gia đình mình nhé.
- Nấu khoảng 40 phút thì khổ qua chín mềm, tắt bếp. Bạn cho canh ra tô, rắc thêm hành ngò và 1 ít tiêu. Bạn có thể đợi cho canh nguội bớt 1 xíu rồi mới thưởng thức, khi này canh sẽ không còn đắng nữa nhé.
Canh khổ qua nhồi thịt thơm ngon, thanh mát rất dễ ăn
2.4 Củ cải ngâm
Nguyên liệu:
- Củ cải trắng: 300 gr
- Ớt tươi: 6 quả
- Tỏi: 1 củ
- Nước mắm: 2 muỗng canh
- Muối/ đường: 1 ít
Nguyên liệu củ cải ngâm
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Củ cải trắng sau khi làm sạch, cắt miếng nhỏ, đều nhau. Ướp muối củ cải trắng, cho 2 muỗng canh muối vào tô đựng củ cải.
- Tỏi bỏ vỏ, ớt bạn bỏ cuống rồi sau đó cắt lát mỏng.
- Phơi củ cải một nắng (phơi nắng trong điều kiện 32 độ C trong vòng 1 ngày), nếu không phơi được thì cho vào lò sấy 120 độ trong khoảng 3 – 4 giờ cho đến khi các miếng cải khô se lại là được.
Bước 2: Làm nước mắm ngâm cải
- Cho 2 muỗng canh nước mắm và 2 muỗng canh đường vào chén (chén ăn cơm), hòa trộn với nhau theo tỷ lệ 1:1.
- Bắc nồi lên bếp, bạn cho hỗn hợp đường nước mắm vừa chuẩn bị vào nấu cho đến khi nước mắm sôi, sau đó tắt bếp và để nguội.
Bước 3: Ngâm cải với nước mắm
- Xếp 1 lớp cải trắng xen kẽ với một lớp tỏi ớt vào hũ đựng. Sau đó, đổ từ từ nước mắm vào hũ cho đến khi ngập hết củ cải.
- Để củ cải ngâm mắm trong khoảng 1 – 2 ngày là có thể dùng được.
Đây là một món ăn kèm rất thích hợp trong ngày lễ Tết
2.5 Lạp xưởng mai quế lộ
Nguyên liệu:
- Thịt heo xay: 500 gr
- Mỡ heo: 150 gr
- Rượu Mai Quế Lộ: 1.5 muỗng canh
- Mật ong: 1 muỗng canh
- Bột tỏi: 1 muỗng cà phê
- Bột xá xíu: 2 muỗng cà phê
- Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ tiêu hạt)
Nguyên liệu lạp xưởng mai quế lộ
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế thịt và mỡ
- Rửa sạch mỡ heo, để ráo. Sau đó, cắt hạt lựu và ướp cùng 1 muỗng cà phê đường rồi trộn đều để mỡ heo thấm gia vị.
- Phơi nắng 2 giờ phần mỡ heo đã ướp đường.
Bước 2: Trộn nguyên liệu
- Đầu tiên, bạn rang 1 muỗng cà phê hạt tiêu trên chảo với lửa nhỏ cho đến khi tiêu dậy mùi thơm.
- Sau đó cho vào tô 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột tỏi, 2 muỗng cà phê bột gia vị xá xíu, 1 muỗng canh mật ong, 1/2 muỗng canh rượu mai quế lộ. Trộn đều cho các nguyên liệu tan.
- Cho vào tô 500gr thịt heo xay cùng phần gia vị đã pha rồi trộn đều. Kế tiếp cho thêm mỡ heo và tiêu vào và tiếp tục đảo đều tay.
Bước 3: Dồn thịt mỡ
- Cắt 1 đoạn vỏ collagen tương ứng với kích thích lạp xưởng muốn làm. Sau đó thắt nút 1 đầu, chừa đầu còn lại để nhồi thịt.
- Cho thịt đã ướp gia vị vào dụng cụ nhồi. Kế tiếp, từ từ đẩy nhân thịt vào cho đến khi nhân đầy chặt trong vỏ collagen rồi thắt nút lại.
- Khi nhồi xong, bạn dùng tăm đâm vài lỗ trên bề mặt lạp xưởng để khí thoát ra. Cách này giúp lạp xưởng khi chiên sẽ không bị nứt vỏ.
- Cho vào đĩa 1 muỗng cà phê rượu mai quế lộ, sau đó lăn đều lạp xưởng sao cho thấm rượu. Bước này sẽ giúp lạp xưởng tránh được côn trùng trong lúc phơi.
Bước 4: Phơi nắng
- Phơi lạp xưởng dưới nắng lớn trong 2 ngày, nếu nắng yếu thì phơi trong 3 ngày.
Lạp xưởng sau khi chế biến có mùi thơm đặc trưng từ rượu mai quế lộ
2.6 Giò (chả) lụa
Nguyên liệu:
- Thịt nạc: 1 kg (nên chọn nạc mông heo)
- Bột năng: 30 gr
- Bột nở: 5 gr
- Đường: 10 gr
- Nước mắm: 40 ml
- Muối: 1 ít
- Lá chuối và dây lạc hoặc dây ni lông: 1 ít
Nguyên liệu giò lụa
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế thịt
- Rửa sạch thịt lợn rồi thái nhỏ. Ướp thịt với gia vị rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 2 tiếng đồng hồ.
- Dùng máy xay sinh tố có chức năng xay thịt để xay thịt rồi lại cho vào ngăn đá tủ lạnh 2 tiếng nữa.
- Tiếp tục đem thịt ra xay nhưng lần này cho thêm một ít nước. Lúc này bạn sẽ có được hỗn hợp giò sống bắt đầu “dậy” mùi thơm.
Bước 2: Bó giò lụa mang đi hấp
- Lấy lá chuối rửa sạch rồi đặt dây lạt ở dưới lá chuối. Sau đó cho giò lên và rải đều rồi gói lại.
- Trong quá trình gói, bạn nhớ cuộn tròn giò thành hình ống dài cho đẹp mắt và gập hai đầu lại. Sau đó, dùng dây lạt cột lại như gói bánh tét. Bạn không nên gói chặt vì giò sẽ còn nở ra trong quá trình nấu.
- Cho giò đã gói vào nồi cơm điện và luộc trong vòng 40 – 50 phút hay nồi áp suất luộc trong 15 – 20 phút.
- Sau đó, bạn vớt giò ra để ráo nước là có thể dùng được.
Giò lụa nóng hổi, thơm phức, ăn vào lại cảm thấy được độ giòn dai
2.7 Canh măng
Nguyên liệu:
- Rau củ: 200gr ( Măng tươi, 1 củ gừng, 3-4 nhánh hành lá)
- Thịt ba chỉ: 300gr
- Váng đậu (không bắt buộc): 100gr
- Gia vị: Hạt nêm, hạt tiêu, muối
Nguyên liệu canh măng
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế măng
- Rửa sạch 200gr măng tươi với nước rồi thái nhỏ. Sau đó, ngâm phần măng đã thái với nước muối loãng khoảng 5-7 phút rồi vớt ra, rửa lại và để ráo.
- Đun 1 nồi nước sôi và cho măng vào trụng sơ khoảng 2 phút rồi vớt ra ngay.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
- Rửa sạch thịt ba chỉ heo với nước rồi thái thành miếng mỏng.
- Nếu dùng váng đậu, hãy ngâm váng đậu với nước khoảng 2-3 phút rồi rửa sạch. Thái thành miếng nhỏ.
- Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ và để riêng phần đầu hành với phần lá hành. Gừng nạo vỏ, thái lát mỏng.
Bước 3: Nấu canh măng
- Cho vào nồi 1-2 thìa cà phê dầu ăn và phi thơm phần đầu hành. Sau đó, cho thịt ba chỉ vào nồi cùng 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt tiêu, đảo đều tay.
- Khi thịt đã săn lại, bạn cho vào nồi: 500-600ml nước, phần măng đã sơ chế, 1-2 thìa canh hạt nêm. Đậy vung và đun sôi nồi canh khoảng 5 phút trên lửa vừa.
- Cuối cùng, thêm váng đậu (nếu có). Đun cho nồi canh sôi trở lại thì nêm nếm lại gia vị, thêm phần lá hành đã cắt nhỏ vào và tắt bếp. Vậy là xong!
Canh thịt thanh mát thơm mùi măng
2.8 Chả giò
Nguyên liệu:
- Thịt heo xay: 300g
- Tôm tươi, bóc vỏ và chỉ lưng: 150g
- Vài tai mộc nhĩ, hành lá, bún tàu
- Hành khô: 4 – 5 củ
- Cà rốt: 1 củ
- Khoai môn cao: 1/4 củ
- Hạt nêm, tiêu, dầu ăn , rau sống ăn kèm
Nguyên liệu chả giò
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Cà rốt và khoai môn các bạn rửa sạch, bào vỏ sau đó cắt sợi. Mộc nhĩ đem ngâm nước cho nở rồi cắt nhỏ.
- Hành tím các bạn lột vỏ rồi cắt mỏng. Hành lá rửa sạch rồi cắt nhuyễn. Bún tàu ngâm với nước cho mềm rồi cắt khúc nhỏ
Bước 2: Chế biến nhân
- Cho những nguyên liệu đã sơ chế vào tô, cho tôm đã bóc vỏ vào. Trộn đều tất cả nguyên liệu lại với nhau. Các bạn cho 1 ít hạt nêm, tiêu vào tô và trộn đều.
Bước 3: Cuốn chả giò
- Cho bánh tráng ra dĩa to hoặc thớt to. Thấm 1 ít nước vào tay thoa đều bánh tráng, lưu ý không nhúng nước quá nhiều kẻo bánh tráng bị nhão.
- Cho nhân lên bánh tráng, phần nhân vừa đủ cuốn. Gấp 2 bên bánh tráng lại và cuốn đều tay.
Bước 4: Chiên chả giò
- Bắt chảo nóng rồi cho dầu ăn vào, nhúng đũa vào phần dầu thấy sủi bọt thì thả chả giò vào.
- Khi thấy cuốn chả giò vàng và chín đều thì vớt ra. Lưu ý phần dầu ăn phải ngập cuốn chả giò nhé.
Chả giò vàng ươm, giòn tan, hấp dẫn
2.9 Dưa giá
Nguyên liệu:
- Giá: 1kg
- Hành tím: 4 củ
- Hẹ lá: 200g
- Cà rốt: 1 củ
- Gia vị: Giấm, đường và muối
Nguyên liệu dưa giá
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Hẹ thì bạn rửa sạch rồi cắt khúc, hành tím thì bạn lột vỏ rồi cắt lát mỏng.
- Cà rốt thì bào sạch vỏ, cắt sợi, giá thì các bạn rửa thật sạch, nhớ lựa bỏ những phần bị dập và vỏ đậu còn sót lại rồi để ráo.
Bước 2: Nấu nước giấm
- Bạn chuẩn bị 1 lít nước, nấu cho nước sôi sau đó cho vào 1 muỗng canh muối và 2 muỗng canh đường.
- Tỷ lệ là 1:1:2 (nước : muối : đường) nếu như các bạn muối nhiều giá hơn thì cứ tăng lượng nước theo tỷ lệ là được.
- Sau khi muối và đường đã tan hết thì bạn tắt bếp rồi để cho thật nguội.
Bước 3: Muối dưa giá
- Bạn cho giá, hẹ, cà rốt và hành tím đã chuẩn bị trước vào lọ thủy tinh sạch rồi cho hỗn hợp nước giấm để nguội vào, sau đó đậy kín nắp và để ở nơi mát khoảng 1 ngày là có thể dùng được.
Dưa giá là món ăn giản dị, với vị lạ miệng, chua ngọt, giòn giòn
2.10 Xôi vò
Nguyên liệu:
- Nếp đã ngâm: 100 gr
- Đậu xanh đã ngâm: 100 gr
- Nước cốt dừa: 100 ml
- Muối: 1/2 muỗng cà phê
- Đường: 2 muỗng canh
- Dầu ăn: 1 muỗng canh
Nguyên liệu xôi vò
Cách làm:
Bước 1: Nấu đậu xanh
- Cho 100gr đậu xanh đã ngâm, để ráo nước vào hộp thủy tinh (loại dùng cho lò vi sóng) cùng 1/2 muỗng cà phê muối và cho nước xâm xấp mặt đậu, trộn đều.
- Sau đó, bọc kín hộp đậu xanh bằng màng bọc thức ăn, rồi cho vào lò quay công suất Cao trong 10 phút.
Bước 2: Đánh nhuyễn đậu xanh
- Lấy đậu xanh ra, cho vào 2 muỗng canh đường rồi đánh đậu cho thật nhuyễn mịn.
Bước 3: Nấu nếp
- Cho 100gr nếp đã ngâm, để ráo nước vào một hộp thủy tinh khác, trộn đều cùng 1 muỗng canh dầu ăn và 100ml nước cốt dừa.
- Bọc kín hộp nếp bằng màng bọc thức ăn, rồi cho vào lò quay công suất Cao trong 10 phút.
Bước 4: Nấu xôi vò
- Lấy hộp nếp ra, xới đều cho tơi, rồi trộn với đậu xanh đã giã nhuyễn ở trên. Bọc kín lại và tiếp tục cho vào lò quay công suất Trung bình trong 10 phút.
Dù là người lớn tuổi hay trẻ nhỏ cũng đều thích món xôi vò này
2.11 Dưa hành
Nguyên liệu:
- Hành tím: 1 kg
- Ớt: 5 quả
- Cà rốt: 1/2 củ
- Nước vo gạo: 500 ml
- Giấm: 500 ml
- Đường: 300 gr
- Muối: 50 gr
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Hành tím mua về bạn ngâm trong nước vo gạo 2 tiếng, sau đó cắt bỏ gốc và lột bỏ vỏ.
- Rửa lại nước sạch 2 – 3 lần rồi xếp vào khay để ráo, phơi nắng 1 tiếng.
- Cà rốt bạn gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi tỉa hoa hoặc cắt lát vừa ăn tùy ý thích, ớt rửa sạch, để ráo.
Bước 2: Chuẩn bị nước ngâm
- Bạn cho vào tô 300gr đường, 50gr muối, 500ml giấm rồi dùng muỗng khuấy đều cho tan đường.
- Cho hành vào hủ, xếp cà rốt và ớt xen kẽ, rồi đổ nước ngâm sao cho ngập hết lượng hành, dùng tăm tre hoặc vật nặng để chặn cho hành luôn chìm trong nước muối, đậy nắp kín.
Bước 3: Ngâm hành
- Để hành muối ngon nhất, bạn nên ngâm hành trong khoảng 2 – 3 ngày và có thể lâu hơn 1 ngày nếu trời lạnh hoặc hành già để hành có thể thấm kĩ hơn và món dưa hành muối sẽ ngon hơn.
Dưa hành muối xong có màu tím đỏ đẹp mắt, giòn ngon
2.12 Thịt kho củ cải
Nguyên liệu:
- Thịt ba chỉ: 300 gr
- Củ cải trắng: 3 củ
- Hành lá: 1 nhánh
- Ớt: 2 trái
- Hành tím: 2 củ
- Nước mắm: 1 muỗng canh
- Gia vị thông dụng: 1 ít (hạt nêm/ bột ngọt/ hạt tiêu/ đường/ muối)
Nguyên liệu thịt kho củ cải
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Thịt ba chỉ để khử mùi bạn ngâm thịt với nước muối pha loãng khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước lạnh, để ráo. Cắt thịt thành từng miếng vừa ăn độ dày khoảng 1/3 lóng tay.
- Củ cải mua về bạn rửa sạch, gọt vỏ và cắt khúc vừa ăn.
- Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tím lột bỏ vỏ và băm nhuyễn. Ớt rửa sạch, để ráo.
Bước 2: Ướp thịt
- Bạn cho thịt ba chỉ vào tô và ướp với hành tím băm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt.
- Trộn đều lên và để khoảng 15 phút cho thịt thấm gia vị.
Bước 3: Kho thịt với củ cải
- Bạn bắc nồi lên bếp, cho hết thịt đã ướp vào, mở lửa vừa và xào khoảng 5 phút cho thịt săn lại.
- Kế đến, bạn cho vào nồi 1/3 chén nước ăn cơm, trút toàn bộ củ cải vào, đảo đều 1 lần cho các nguyên liệu trộn lẫn, đậy nắp và kho với lửa nhỏ trong khoảng 10 phút.
- Sau 10 phút thịt và củ cải đã chín thì thêm vào 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh nước mắm, trộn đều.
- Đun thêm khoảng 2 phút nữa thì nêm nếm lại cho vừa ăn, tắt bếp và bày món ăn ra dĩa. Rắc thêm 1 ít hành lá cắt nhỏ, tiêu xay và ớt trái nữa là hoàn thành.
Món thịt ba chỉ heo kho củ cải thơm mùi tiêu xay cực hấp dẫn
3. Món ăn tết miền Trung
3.1 Bắp bò kho mật mía
Nguyên liệu:
- Bắp bò: 700 gr
- Rượu trắng: 50 ml
- Mật mía: 150 ml
- Hành khô: 10 gr
- Tỏi khô: 10 gr
- Ớt bột: 10 gr
- Tiêu xay: 10 gr
- Thanh quế: 10 gr
- Gừng: 10 gr
- Sả: 10 gr
- Nước mắm: 10 ml
Nguyên liệu bắp bò kho mật mía
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế bắp bò
- Bắp bò mua về rửa sạch. Tiếp theo, cho bắp bò vào tô, thêm một ít gừng thái sợi cùng 50 ml rượu trắng vào và bóp kĩ bắp bò trong khoảng 5 phút.
- Sau đó, rửa sạch lại với nước. Cách làm này sẽ giúp khử mùi hôi cho bắp bò.
Bước 2: Ướp bắp bò
- Hành, tỏi bóc vỏ, gừng cạo sạch vỏ và rửa sạch, sả cắt khúc. Sau đó cho hành, tỏi, gừng, sả và 2 thanh quế vào cối và giã đều.
- Cho bắp bò vào tô. Thêm hỗn hợp vừa giã cùng 1 thìa canh ớt bột, 1/2 thìa canh tiêu xay, 4 thìa canh mật mía, 4 thìa canh nước mắm vào tô và trộn đều. Ướp trong khoảng 1 đến 2 tiếng để bắp bò thấm gia vị.
Bước 3: Kho bắp bò
- Sau khi ướp xong, cho bắp bò vào nồi đất. Bạn cho cả phần nước ướp thịt vào nồi.
- Tiếp theo, bắc nồi lên bếp và đun với lửa to.
- Khi nồi bắp bò sôi, bạn hạ nhỏ lửa và thêm khoảng 1 bát nước nhỏ vào.
- Tiếp tục kho bắp bò với lửa liu riu trong vòng 1 tiếng cho tới khi nước kho keo lại và thịt chín mềm là được.
Món bắp bò kho mật mía hấp dẫn với vị mặn ngọt hòa quyện lẫn nhau
3.2 Thịt heo ngâm mắm
Nguyên liệu:
- Thịt ba chỉ: 500 gr
- Nước mắm: 500 ml
- Đường vàng: 300 gr (có thể dùng đường cát trắng)
- Ớt: 3 trái
- Hành tím: 4 củ
- Tỏi: 3 tép
Cách làm:
Bước 1: Luộc thịt
- Thịt ba chỉ rửa sạch rồi cắt thành từng khúc, tùy theo kích thước lọ thủy tinh bạn chuẩn bị mà bạn ước lượng cắt khúc cho phù hợp.
- Bắc 1 cái nồi lên bếp, cho thịt vào, thêm một ít tiêu và 3 củ hành tím cắt lát, rồi cho nước vào luộc cho thịt vừa chín tới.
- Trong quá trình luộc thịt, bạn lưu ý hớt bớt bọt trong nồi. Thịt chín, lấy ra xả lại bằng nước sạch, để ráo.
Bước 2: Ngâm thịt
- Cho 300g đường vàng vào nồi cùng với 500ml nước mắm, nấu và khuấy đều tới khi nước mắm sôi. Nhớ hớt bọt trong quá trình nấu. Sau đó, để nước mắm thật nguội mới cho vào ngâm thịt.
- Lọ thủy tinh bạn chần qua nước sôi rồi lau thật khô.
- Sau đó, cho thịt đã luộc vào. Thêm 1 ít tỏi, ớt rồi đổ nước mắm vào lọ, bạn nên dùng một ít que tre để chặn thịt lại không cho nổi lên trên mặt nước mắm, dễ bị hư.
- Để nơi thoáng mát trong khoảng 3 ngày.
Thịt heo ngâm nước mắm sẽ rất hao cơm
3.3 Tré
Nguyên liệu:
- Tai heo: 500 gram
- Thịt ba chỉ: 300 gram
- Da heo: 100 gram
- Mè rang: 50 gram
- Thính gạo: 30 gram
- Lá chuối: 5 lá
- Lá ổi: 10 lá
- Gừng: 20 gram
- Hành tím: 20 gram
- Tỏi: 20 gram
- Riềng: 40 gram
- Ớt: 20 gram
- Gia vị cơ bản: 10 gram (đường trắng/hạt nêm/tiêu/nước mắm/giấm/muối)
Nguyên liệu làm tré
Cách làm:
Bước 1: Chế biến thịt
- Thịt heo, da và tai heo làm sạch, để ráo.
- Bắc một nồi nước sôi, cho gừng, hành tím, 1 thìa cà phê muối và 20ml giấm trắng vào nồi
- Cho thịt ba chỉ và da vào luộc chín trong khoảng 30 – 40 phút trong lửa vừa. Tương tự luộc chín tai heo trong khoảng 45 phút.
- Sau đó, khi cả hai đã chín thì vớt ra, ngâm vào nước đá lạnh để các nguyên liệu được giòn.
- Tiếp theo cắt sợi thịt ba chỉ, da heo và tai heo.
Bước 2: Trộn nguyên liệu làm tré
- Tỏi, riềng, ớt băm nhỏ
- Cho tỏi băm, riềng băm, ớt băm, thịt ba chỉ, da heo và tai heo luộc chín, cắt sợi vào tô.
- Nêm gia vị gồm đường, tiêu, hạt nêm, 3 thìa nước mắm và 2 thìa mè rang. Dùng tay trộn đều.
- Tiếp theo cho khoảng 4 – 5 thìa thính gạo và trộn đều lần nữa cho các nguyên liệu hòa quyện với nhau.
Bước 3: Gói tré
- Lá chuối cắt thành miếng vuông khoảng 25 – 30 cm, rửa sạch, để ráo.
- Trải lá chuối lên mặt phẳng, thêm 1 lá ổi vào giữa. Cho hỗn hợp tré lên trên lá ổi. Dùng tay cuộn chặt lại và cột dây lạt vào 2 đầu cây tré.
- Bạn để tré nơi thoáng mát từ 2 – 3 ngày để tré lên men.
Bạn có thể dùng tré cuốn với bánh tráng và các loại rau sống cũng rất ngon
3.4 Chả bò
Nguyên liệu:
- Thịt bò: 1 kg
- Mỡ heo: 200 g
- Thìa là: 1 muỗng canh
- Tỏi: 1 củ
- Bột nổi: 1 muỗng canh (baking powder)
- Bột bắp: 2 muỗng canh
- Đá viên đập nhuyễn: 90 g
- Gia vị: nước mắm, đường tiêu, bột ngọt
Nguyên liệu chả bò
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế thịt bò và mỡ heo
- Thịt bò làm sạch, cho vào ngăn đông để đông đá khoảng 1 – 2 tiếng. Lựa ra khoảng 50g mỡ, còn lại cắt nhỏ. Cho vào tủ đông khoảng 1 – 2 tiếng cho đông lại.
- Bắc nồi nước sôi khoảng 150ml nước trên bếp, cho 50g mỡ còn lại vào nồi, luộc sơ, thêm 1 muỗng canh đường, luộc khoảng 3 phút. Vớt ra, để nguội một chút rồi cắt nhuyễn.
- Thêm 1 muỗng canh đường, trộn đều. Để phơi ngoài gió hoặc phơi nắng khoảng 1 tiếng cho se lại, làm chả sẽ giòn ngon hơn.
- Thịt bò đã đông cứng lại, bạn lấy ra thái nhỏ.
Bước 2: Xay thịt bò
- Cho hết phần thịt bò đã cắt nhỏ vào máy xay, xay nhuyễn. Sau khi xay xong cho vào tủ đông đá.
- Tiếp theo, cho phần mỡ heo sống đã để đông vào máy xay, xay nhuyễn.
- Lấy thịt bò đã xay và bỏ trong ngăn đá ra, cho vào máy xay với mỡ heo đã xay nhuyễn, xay nhanh qua cho đều hỗn hợp.
- Nêm thêm 30ml nước mắm, 1 muỗng cà phê đường, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt. Xay thêm một lần nữa cho đều.
- 2 cục nước đá dùng chày đập nhuyễn. Cho vào máy xay, xay nhuyễn chung khoảng 10 giây.
- Mở nắp và dùng đũa đảo nhẹ cho thịt tơi ra, máy xay sẽ nhẹ hơn. Xay khoảng 3 lần như vậy cho thịt dẻo mịn.
- Cho vào máy xay 2 muỗng canh bột bắp, 1 muỗng canh bột nở.
Bước 3: Ướp chả bò
- Rau thì là làm sạch, cắt nhỏ. Cho nước đá vào thau to để làm lạnh thau, sau đó bỏ nước đá ra.
- Cho giò bò đã xay nhuyễn vào. Cho rau thì là, mỡ băm đã phơi vào thau thịt, trộn đều cho hỗn hợp hòa quyện.
Bước 4: Gói chả bò
- Lá chuối đem rửa sạch, luộc qua để lá chuối mềm và không gãy khi gói, gói dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể hơ qua lửa cho lá chuối mềm, dễ gói.
- Xếp 2 – 3 lớp lá chuối chồng xéo lên nhau, lót bên dưới là lớp nilon (dùng được ở nhiệt cao).
- Bạn phết 1 lớp dầu ăn lên lá chuối rồi múc thịt vào giữa lá và cuốn tròn thật chặt tay, gấp 2 đầu của chả lại sao cho lá chuối bọc kín chả, dùng dây buộc lại thật chặt, hơi xiết nhẹ.
Bước 5: Hấp chả bò
- Bắc nồi nước sôi hấp chả, nước sôi lăn tăn, sủi tăm thì cho chả vào hấp, đậy nắp lại và đun khoảng 5 phút ở lửa lớn.
- Sau đó, thấy chả căng ra thì hạ lửa vừa, hấp thêm 15 phút.
- Đảo mặt cho chả chín đều, hấp thêm 10 – 15 phút nữa ở lửa trung bình.
- Tắt bếp, tiếp tục ủ chả đã chín trong nồi thêm 10 phút, chả bò nguội tự nhiên thì nước tiết ra sẽ ngấm lại vào chả bò, giữ được sự tươi nguyên của thịt, vị ngọt của chả bò.
- Chả nguội thì cắt chả thành những miếng vừa ăn.
Chả bò thơm ngon, dai dai, đậm đà với vị ngọt tự nhiên của thịt bò, vị béo nhẹ của mỡ heo
3.5 Bò thưng
Nguyên liệu:
- Bắp bò: 500 gram
- Nước tương (xì dầu): nêm tùy khẩu vị
- 2 cây xả cắt dọc thành đốt ngón tay, vài lát gừng
- 1 thìa cafe ngũ vị hương (1 xíu thôi để dậy mùi)
- 1 muỗng canh tỏi băm
- Nước dừa tươi (nhiều ít tùy khẩu vị ngọt)
Cách làm:
Bước 1:
- Rửa sạch bắp bò. Cắt dọc theo xớ thịt thành từng miếng dài.
- Sau khi thưng miếng bắp bò sẽ thu lại, phình to theo bề ngang, nôm na là hình hộp chữ nhật sẽ thành hình khối vuông, và mập ra.
- Khi dùng sẽ cắt ngang xớ thịt.
Bước 2:
- Chiên hoặc nướng sả, gừng thật thơm.
Bước 3:
- Tỏi băm nhuyễn, cho vào chảo dầu nóng. Tỏi vừa chuyển màu ngà thì cho ngũ vị hương vào, đảo nhỏ lửa cho thơm
Bước 4:
- Cho bắp bò vào chiên xém nâu tất cả các mặt, nhờ vậy thịt sẽ đẹp sau khi hầm.
- Có thể rắc xíu muối lên mặt thịt để tăng độ dai cho bề mặt sau khi hầm (không cũng được)
Bước 5:
- Cho sả gừng, nước dừa và nước tương vào hầm, lúc ban đầu thịt bò sẽ ra nước nên có cảm giác nhạt, cứ đun từ từ rồi nêm thêm sau.
- Vì công thức này còn có thời gian ngâm bò trong nước sốt, nên sẽ không sợ nhạt. Tùy vào miếng bắp bò mà thời gian hầm khác nhau.
- Hầm thật mềm, lửa nhỏ, đậy kín vung cho đến khi xiên đũa, mà đũa xuyên qua miếng thịt thật nhẹ nhàng.
- Nước bò sẽ cạn dần, còn khoảng 3/4 – 1/2 mặt thịt là được.
Bước 6:
- Lúc thịt đã mềm, nhưng nước sốt có thể còn nhiều, không cần đun cạn nước, vớt ra ngâm miếng thịt trong nước sốt thịt thưng, để ngăn mát dùng được 7 – 10 ngày.
- Khi dùng chỉ cần vớt ra, xắt mỏng, ăn cơm, xôi, nhắm bia, cuốn bánh tráng.
Bò thưng sẽ khiến cho những bữa cơm của bạn thêm phần ngon miệng hơn
3.6 Gà luộc
Nguyên liệu:
- Gà: 3 con
- Bột nghệ: 3 muỗng canh
- Gừng: 1 nhánh
- Gia vị thông dụng: 1 ít (muối/ đường/ hạt nêm)
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế gà
- Thịt gà làm sẵn bạn mua về dùng muối chà xát đều khắp thân và bụng gà, sau đó xả lại vài lần với nước cho thật sạch rồi để ráo nước.
Bước 2: Tẩm gà với bột nghệ
- Bạn tẩm khoảng 3 muỗng canh bột nghệ lên da gà, xoa bóp thật kỹ để bột nghệ thấm đều.
Bước 3: Luộc gà bằng nồi cơm điện
- Cho gà vào nồi cơm điện, sau đó cho nước vào ngập 2/3 gà, rồi thêm 1 nhánh gừng đập dập, 3 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh đường, dùng đũa khuấy tan gia vị vừa cho vào.
- Tiếp đó, bạn đậy nắp nồi cơm điện, bật chế độ nấu cơm và luộc gà khoảng 10 – 15 phút.
- Gà luộc được 10 phút bạn mở nắp ra kiểm tra, nếu gà đã chín thì bạn đẩy sang nút hâm nóng, đậy nắp lại ủ thêm khoảng 10 phút nữa.
- Cuối cùng, bạn chuẩn bị 1 thau nước lạnh vớt gà vừa luộc ra ngâm vào khoảng 5 phút rồi lấy ra xong chặt hoặc xé nhỏ là có thể thưởng thức ngay được rồi.
Thịt gà thì dai mềm vừa ăn lại rất ngọt thịt
3.7 Nem chua
Nguyên liệu:
- 1 kg thịt lợn (chọn phần nạc mông)
- 200g bì lợn
- 100g thính gạo
- 2 củ tỏi thái lát mỏng để cho kèm vào nem, lượng tỏi nhiều hay ít tùy thuộc vào khẩu vị của từng người
- Ớt (có thể có hoặc không tùy theo sở thích của mỗi người)
- Lá chuối nên chọn lá chuối ngự vừa xanh vừa dầy để gói nem, vì trong quá trình vận chuyển hay lưu giữ nem vẫn tiếp tục lên men cho đến khi “chín” ăn được.
- Gia vị bao gồm: đường, muối, hạt tiêu, nước mắm cốt cá, bột năng (để tạo độ giòn rắn và kết dính cho nem)
- Lá đinh lăng hoặc lá ổi
- Giấy bóng dùng để bọc thân nem nếu muốn bảo quản dài ngày
- Dây thun (dùng để buộc nem khi gói xong).
Nguyên liệu nem chua
Cách làm:
Bước 1:
- Thịt nạc đem xay nhuyễn, tốt nhất là dùng loại thịt vừa mổ thịt ra, vẫn còn ấm, vì thịt càng để lâu, nem càng không ngon, độ bóng cũng như sự kết dính cho nem trong quá trình ủ lên men cũng kém đi.
Bước 2:
- Bì lợn rửa sạch, cho vào nước sôi chần chín, sau đó cạo hết phần lông bên ngoài.
- Lưu ý: bạn nên cạo sạch lông khi thịt chín như thế lông mới sạch và khử hết mùi hôi của bì lợn.
- Để có những sợi bì trong, ngon như ý muốn, bạn cần phải cạo thật sạch tất cả những phần mỡ còn sót lại trên bì cho tới khi quan sát thấy lớp bì có màu trắng tinh trong suốt, có độ mỏng vừa phải là được.
- Bì càng làm sạch bao nhiêu thì khi thái chỉ, bì càng giòn và dai bấy nhiêu.
- Bì lợi sau khi đã làm sạch sẽ tiến hành thái sợi thật nhỏ.
Bước 3: Trộn hỗn hợp thịt và bì lợn
- Cho thịt và bì lợn vào một cái tô lớn, cho thêm một chút muối, đường, bột ngọt, nước mắm cốt cá, tỏi, ớt, hạt tiêu tiêu, thính và bột năng vào trộn thật đều.
- Chú ý, bạn nên cho lượng gia vị vừa phải, không nên quá nhiều để tránh nem chua bị nồng mùi.
Bước 4:
- Hỗn hợp sau khi đã trộn đều các gia vị thì đem chia thành những mảng nhỏ có độ dài khoảng 7cm và to bằng ngón tay cái để đóng gói cũng có thể làm cái nem to như gói giò lụa tùy theo sở thích.
Bước 5: Cách gói nem chua
- Dùng lá đinh lăng hoặc lá ổi quấn lại bên ngoài, tiếp đó lấy lá chuối bọc 6 – 7 lớp và dùng dây chun buộc lại.
- Sau khi đã hoàn tất, bạn đem nem để vào nơi thoáng mát từ 2-3 ngày là nem chín, khi đó có thể đem ra ăn được.
Khi nem chín sẽ có vị chua, dai ngon, hấp dẫn
3.8 Tôm chua
Nguyên liệu:
- 500g tôm đất hoặc tôm thẻ
- 1 chén cơm nguội xay
- 1 củ tỏi
- 1 củ riềng
- 10 trái ớt
- Gia vị: Nước mắm nguyên chất, rượu trắng 40 độ, đường, mật ong
Nguyên liệu tôm chua
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Tôm tươi bạn mua về dùng kéo cắt đầu, rút chỉ đen sống lưng, nặn sạch phân rồi rửa sạch lại với nước và để ráo.
- Sau đó, bạn cho tôm ngâm trong rượu trắng 1 tiếng rồi vớt ra phơi nắng khoảng 3 tiếng cho ráo.
- Ớt thì bạn rửa sạch với nước, lặt bỏ cuống và để ráo.
- Củ riềng bạn gọt vỏ rồi rửa sạch, tỏi bóc vỏ toàn bộ. Sau đó bạn dùng 1/2 phần tỏi để cắt lát, 1/2 phần riềng cắt sợi, sau đó đem đi phơi nắng 30 phút.
- Phần riềng và tỏi còn lại giữ nguyên thì bạn cho vào cối giã nhuyễn với 5 trái ớt.
Bước 2: Nấu nước mắm
- Bạn cho vào nồi 2 chén nước mắm, 2 chén đường rồi đun ở mức lửa nhỏ, cho đến khi đường tan hết rồi bạn tắt bếp để cho nước mắm nguội.
Bước 3: Ướp tôm
- Bạn cho tất cả tôm vào tô cùng với tỏi, riềng, ớt giã nhuyễn với 1 chén mật ong và tỏi, riềng, ớt phơi khô ráo.
- Sau đó thêm 1 chén cơm nguội xay, nước mắm đường đã nấu và trộn đều.
Bước 4: Ngâm tôm
- Bạn cho phần tôm đã trộn đều gia vị bên trên vào một hũ nhựa hay hũ thủy tinh sạch rồi đổ nước ngâm vào sao cho xâm xấp mặt tôm.
- Sau đó, bạn dùng vỉ nén chặt tôm rồi đậy nắp kín lại.
- Kế tiếp, bạn để hũ tôm đi phơi ngoài nắng trong 5 – 7 ngày cho đến khi bạn thấy tôm chuyển sang màu đỏ thì lúc đó tôm đã chín.
- Ngoài ra, nếu như bạn làm mắm vào những ngày không có nắng thì bạn có thể để hũ mắm tôm gần bếp trong 10-15 ngày.
- Khi tôm đã chín, để mắm được ngon hơn, bạn nên cho thêm đu đủ bào sợi vào hũ rồi trộn đều và cho thêm một ít đường để tạo vị ngọt dễ ăn hơn.
- Sau đó, bạn ngâm mắm thêm 2 ngày nữa để đu đủ được thấm gia vị.
Mắm tôm có màu đỏ tự nhiên khá bắt mắt và nhìn rất ngon
3.9 Bánh thuẫn
Nguyên liệu:
- Bột bình tinh: 1.4 kg
- Trứng gà: 1kg (tính cả vỏ)
- Nước ép thơm: 50ml (dứa)
- Vani: 2 ống
- Đường: 1 kg
- Dầu ăn: 200ml
Cách làm:
Bước 1: Đánh trứng
- Bạn đập 1kg trứng gà cho vào thau hoặc tô to, sau đó sử dụng máy đánh trứng đánh cho trứng được hòa quyện vào nhau.
- Bột bình tinh nếu mua bột thô còn hạt to thì bạn cho vào máy xay hoặc dùng cối giã cho nhuyễn.
Bước 2: Trộn hỗn hợp bánh thuẫn
- Trứng gà sau khi đánh xong bạn tiếp tục cho vào 1kg đường cát, dùng máy đánh cho phần đường được hòa tan hoàn toàn.
- Khi đường tan tiếp tục cho vào 1.4kg bột bình tinh nhuyễn, 2 ống vani để tạo mùi thơm sau đó dùng máy đánh trứng đánh đều với tốc độ nhỏ.
- Thời gian đánh khoảng 20 – 30 phút cho đến khi hỗn hợp bột được hòa tan, nhuyễn mịn thì đậy nắp ủ bột khoảng 1.5 – 2 tiếng ở nhiệt độ phòng.
- Sau thời gian ủ, bạn cho từ từ vào 50ml nước ép thơm (dứa) và tiếp tục đánh bột thêm 15 phút nữa là hoàn tất.
Bước 3: Nướng bánh thuẫn
- Bạn đập than thành những cục nhỏ, sau đó nhóm cho than đỏ lên.
- Bỏ 1 ít than vào bếp than, 1 ít than còn lại bạn cho lên nắp khuôn bánh làm nóng khoảng 3 phút.
- Trong thời gian làm nóng nắp khuôn, bạn cho khuôn bánh lên bếp than và quết 1 lớp mỏng dầu ăn vào các khuôn bánh để chống dính.
- Sau đó cho đổ phần hỗn hợp bột bánh đã trộn vào đầy từng khuôn. Đậy nắp khuôn đã được làm nóng lên khoảng 3 phút là bánh chín.
- Mở nắp khuôn, và dùng xiên que khéo léo lấy bánh ra. Rồi tiếp tục thực hiện thao tác cho đến khi hết phần bột bánh. Mỗi mẻ bánh bạn chỉ nên nướng khoảng 3 phút.
Bánh sau khi nướng sẽ nở bông mềm, vàng ươm và thơm lừng mùi trứng gà
3.10 Bánh in
Nguyên liệu:
- Bột nếp: 500 gr
- Bột năng: 30 gr
- Lá dứa thơm tươi: 100 g
- Đường trắng: 500 gr
- Nước hoa bưởi: 20 gr
- Nước cốt chanh: 10 gr
Cách làm:
Bước 1: Rang bột
- Cho bột nếp cùng bột năng vào bát lớn, dùng thìa trộn đều hai loại bột với nhau.
- Đặt một chảo lớn lên bếp, đổ bột nếp đã trộn cùng bột năng vào, rang trên chảo cùng với lá dứa tươi.
- Đảo đều tay cho đến khi lá dứa chuyển sang màu xanh rêu, lúc đó là bột đã chín. Tắt bếp, để bột cho nguội.
Bước 2: Nấu nước đường
- Đặt một nồi nước lên bếp, không cho quá nhiều nước.
- Sau đó cho đường vào. Dùng thìa hòa tan hết đường bên trong cùng với nước lọc.
- Đun đến khi đường hơi cô lại, đường kéo chỉ thì nhấc nồi xuống, mở nắp để cho đường nguội.
- Trước khi đường nguội thì bạn cần phải cho thêm một chút nước cốt chanh và nước hoa bưởi vào cùng.
- Rồi dùng thìa đảo cho các nguyên liệu được đều với nhau.
Bước 3: Trộn bột
- Tiếp tục cho hỗn hợp bột năng và bột nếp đã rang ở trên từ từ cho vào xoong nước đường đã làm.
- Bạn đeo găng tay trộn đều các nguyên liệu đến khi bột đã ngấm hết nước đường.
Bước 4: Đóng khuôn bánh
- Phủ một lớp bột áo lên khuôn bánh.
- Sau đó cho hỗn hợp bột cùng với nước đường cho vào khuôn, ém cho chặt tay để tạo hình bánh.
- Chú ý không được di chuyển bánh trong vòng thời gian là 15 phút để bột bánh bên trong được cố định, tránh bị vỡ hay mềm quá.
- Sau 15 phút thì bạn có thể lấy bánh ra khỏi khuôn và thưởng thức cùng nước trà.
Bánh in vừa bùi vừa thơm sẽ khiến cả nhà đều muốn ăn
3.11 Bắp bò rim
Nguyên liệu:
- Bắp bò: 500 gr
- Bánh mì: 2 cái
- Gừng: 1 củ
- Ớt sừng: 4 trái
- Ngò rí: 1 nhánh
- Hoa hồi: 5 gr
- Hành tím: 5 củ
- Tỏi: 2 tép
- Ngũ vị hương: 1 ít
- Xì dầu: 3 muỗng canh
- Dầu hào: 3 muỗng canh
- Dầu ăn: 1 muỗng canh
- Gia vị thông dụng 1 ít (hạt nêm/ đường/ bột ngọt/ tiêu xay)
Nguyên liệu bắp bò rim xì dầu
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Bánh mì mua về bạn cắt thành từng miếng vừa ăn. Gừng rửa sạch rồi dùng dao cắt lát.
- Ớt sừng bỏ cuống, rửa sạch, 2 quả cắt khúc khoảng 2 lóng tay, 2 quả còn lại tỉa hoa để trang trí.
- Hành tỏi bóc vỏ và giữ nguyên củ. Ngò rí đem rửa với nước, để ráo. Thịt bò bạn đem rửa với nước muối loãng rồi rửa lại với nước sạch và để ráo.
Bước 2: Làm sốt xì dầu
- Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn đun với lửa vừa, dầu nóng thì cho vào 2 quả ớt sừng, 1 củ gừng, 5 củ hành tím, 2 tép tỏi đã sơ chế cùng 5gr hoa hồi, 1 ít ngũ vị hương rồi phi cho thơm.
- Sau khoảng 2 – 3 phút, các nguyên liệu dậy mùi thơm thì bạn cho vào 3 muỗng canh xì dầu, 3 muỗng canh dầu hào, 3 muỗng canh nước lọc rồi nêm vào 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt cùng 1 ít tiêu xay.
- Dùng vá đảo đều và nấu khoảng thêm khoảng 2 – 3 phút nữa cho các gia vị tan hết.
Bước 3: Rim bắp bò với xì dầu
- Tiếp đến, bạn cho 500gr bắp bò vào chảo, đập nắp lại và hầm trong với lửa nhỏ trong khoảng 25 phút.
- Đến khi nước sốt sánh lại, bắp bò chín mềm thì bạn vớt bắp bò ra và cho vào dĩa.
Bước 4: Cắt thịt bò
- Thịt bò sau khi vớt ra, bạn dùng dao cắt thành từng lát mỏng vừa ăn rồi xếp ra dĩa cùng với bánh mì.
- Để dĩa thịt bò đẹp mắt hơn, bạn trang trí lên trên 1 ít ngò rí và ớt sừng đã tỉa hoa. Sau đó, rưới nước sốt xì dầu lên là món ăn hoàn thành rồi.
Bắp bò rim xì dầu thơm lừng, hình thức hấp dẫn vô cùng
4. Món ăn tết miền Nam
4.1 Bánh chưng
Nguyên liệu:
- Nếp: 650 gr
- Đậu xanh không vỏ: 400 gr
- Thịt ba chỉ heo: 300 gr
- Lá chuối
Nguyên liệu bánh chưng
Cách làm:
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước khi làm bánh chưng, bạn sẽ phải tiến hành ngâm nếp trước. Tốt nhất bạn nên ngâm nếp qua đêm, hoặc chí ít cũng phải được 4 tiếng.
- Bạn cũng nên ngâm nếp chung với lá riềng hoặc lá dứa để nếp có màu xanh, đồng thời cũng giúp nếp thơm hơn.
- Đậu xanh không vỏ cũng nên ngâm trong 4 tiếng hoặc để qua đêm.
Bước 2: Sơ chế
- Sau khi đã ngâm nếp xong, bạn đổ nếp ra rổ và để cho ráo nước. Rắc 1 đến 2 muỗng muối vào và dùng tay trộn đều nếp.
- Đậu xanh cũng tiến hành tương tự, bạn đổ đậu ra cho ráo nước rồi trộn với muối và tiêu.
- Tiếp đến, bạn ướp thịt với muối, tiêu và đường.
Bước 3: Gói bánh
- Để bánh vuông và đẹp hơn, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc khung hình vuông để làm khuôn.
- Tiếp theo, bạn xếp 4 lá dong. Xếp lá bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá.
- Tiến hành thao tác tương tự cho 3 miếng lá còn lại. Sau đó đặt 4 lá xuống dưới khuôn rồi đổ nếp lên.
- Bạn rải đều nếp ở 4 góc khuôn và để lõm ở giữa. Cho đậu xanh vào đó rồi để thịt lên rồi lại đến đậu xanh.
- Tiếp theo, bạn rải nếp lên phủ lại, cố gắng làm sao để lượng nếp và đậu xanh ở trên và dưới đồng đều nhau.
- Cuối cùng, bạn gói bánh và dùng dây buộc lại. Bạn cũng nên nhớ không buộc quá chặt vì trong quá trình nấu trong nồi bánh sẽ còn nở ra nữa.
Bước 4: Luộc bánh
- Đặt bánh vào nồi lớn và đổ nước ngập bánh. Thời gian để luộc một chiếc bánh cỡ nhỏ là khoảng 5 tiếng, với chiếc bánh lớn thì sẽ cần nhiều thời gian hơn.
- Còn nếu dùng nồi áp suất, thời gian luộc của bạn sẽ rút ngắn xuống bớt, chỉ còn 1 tiếng.
- Bạn cũng cần chuẩn bị thêm một nồi nước sôi để khi nước trong nồi luộc cạn thì châm thêm nước vào kịp thời.
- Khi luộc bánh được nửa thời gian thì trở bánh lại, thay nước mới. Nếu không bánh sẽ bị sống, không chín đều.
- Sau khi bánh chín thì vớt ra rồi cho ngay vào nồi nước lạnh ngâm trong 20 phút.
- Sau đó để bánh ráo nước rồi dùng vật hơi nặng đè lên bánh để ép nước ra, giúp bánh chưng không bị nhão và bảo quản được lâu hơn.
- Ép trong vòng 5 – 8 tiếng là được.
Để nấu bánh chưng ngon, bạn cần phải kiên nhẫn và một chút khéo tay
4.2 Giò thủ
Nguyên liệu:
- 500g tai heo
- 500g lưỡi heo
- 300g thịt đầu (thịt thủ)
- 100g nấm hương
- 50g mộc nhĩ
- Tỏi băm nhuyễn
- Gia vị ướp thịt: 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh đường
- Lá chuối
Nguyên liệu giò thủ
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Tỏi bóc vỏ rồi băm nhuyễn.
- Tai heo, lưỡi heo và thịt đầu khi mua về bạn đem rửa thật sạch rồi chần qua nước sôi có pha chút giấm và muối để khử mùi hôi sau đó đem đi cạo hết lông.
- Đặc biệt phần lưỡi phải loại bỏ hết phần màng trắng trên bề mặt lưỡi.
- Sau khi chần xong thì vớt ra xả nước lạnh và để ráo.
- Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở, cắt bỏ phần chân rồi rửa thật sạch.
- Thái mỏng tất cả các nguyên liệu trên, nhất là phần tai heo phải thái thật mỏng nếu không sẽ rất cứng không ăn được.
Bước 2: Ướp thịt
- Ướp thịt với 1 muỗng canh hạt nêm, 1 canh muỗng nước mắm, 1/2 muỗng canh đường, tỏi băm và 1 muỗng cà phê tiêu trong vòng 30 phút để thịt ngấm gia vị.
Bước 3: Xào thịt
- Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo, khi dầu ăn nóng thì cho thịt đã ướp vào xào ở lửa lớn, đảo đều tay để tránh thịt bị cháy.
- Nêm nếm lại cho vừa ăn. Khi thấy thịt đã săn lại thì cho nấm hương và mộc nhĩ vào xào chung.
- Lúc này giảm nhỏ lửa lại và vẫn tiếp tục xào cho đến khi thịt ra nhớt và có cháy nhẹ ở cạnh.
Bước 4: Gói giò thủ
- Cho thịt vào lá chuối đã trải sẵn, phải làm lúc còn nóng để giò dính chặt. Gói và dùng dây chuối hoặc dây nilon để cố định.
- Sau khi gói xong thì cho vào tủ lạnh trong khoảng 8 tiếng là món ăn đã hoàn thành.
Món ăn thích hợp để dùng kèm các loại dưa chua, bánh mì hoặc ăn với cơm nóng cũng rất ngon
4.3 Thịt nấu đông
Nguyên liệu:
- Thịt chân giò: 1 kg (loại có da màu trắng và được làm sạch)
- Mộc nhĩ: 30 gr
- Nấm hương: 20 gr
- Hành khô: 1 củ
- Hạt tiêu: 10 gr
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu và hầm thịt
- Làm sạch thịt chân giò, cạo bỏ lông và làm sạch bì, thái thịt thành miếng vừa ăn và ướt gia vị cho ngấm.
- Để món ăn được ngon bạn nên chọn loại chân giò có thịt tươi, màu hồng, cầm lên nghe chắc tay.
- Nấm hương, mộc nhĩ sau khi ngâm thì tiến hành rửa sạch, bỏ cuống, thái sợi hoặc thái nhỏ cho vừa ăn.
- Phi hành khô cho thơm rồi bỏ thịt vào xào cho thịt ngấm gia vị. Sau đó cho nước vào, lượng nước vừa ngập mặt thịt là vừa. Hầm với lửa nhỏ cho thịt nhừ.
Bước 2: Làm thịt đông
- Khi thịt nhừ, nước trong nồi cạn khoảng một nửa so với ban đầu thì cho nấm hương, mộc nhĩ vào nấu chín, tắt lửa và cho thêm hạt tiêu vào để tạo hương thơm cho món ăn.
- Múc thịt ra dụng cụ đựng và phơi sương 1 đêm. Tuy nhiên, nếu bạn không có điều kiện để phơi sương bạn có thể cho thịt vào tủ lạnh để làm đông.
Thịt đông mềm ngon, beo béo cùng mộc nhĩ, nấm hương dai giòn vô cùng hấp dẫn
4.4 Dưa món
Nguyên liệu:
- Cà rốt: 2 củ
- Su hào: 2 củ
- Đu đủ xanh: 1/2 quả
- Củ kiệu: 300 gr
- Ớt: 5 trái
- Đường: 3 chén (khoảng 450gr)
- Nước mắm: 2 chén (khoảng 300ml)
Nguyên liệu dưa món
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế rau củ
- Cà rốt, đu đủ xanh, su hào bạn bào sạch vỏ và rửa sạch sau đó bạn cắt lát mỏng vừa ăn rồi bạn ngâm vào thau nước muối khoảng 30 phút và vớt ra vắt ráo.
- Củ kiệu bạn cắt bỏ gốc rễ, bóc vỏ lụa, rửa sạch rồi ngâm trong nước muối pha loãng 30 phút, sau đó vớt ra để ráo.
- Ớt bạn rửa sạch, cắt bỏ cuống.
Bước 2: Sấy khô rau củ
- Cà rốt, su hào, đu đủ xanh, ớt sau khi ráo nước, bạn trải đều ra khay và cho vào nồi chiên không dầu sấy ở nhiệt độ 120 độ C trong 15 phút.
- Với củ kiệu thì bạn sấy ở nhiệt độ 120 độ C trong 5 phút.
Bước 3: Pha nước mắm ngâm
- Bắc nồi lên bếp mở lửa vừa, bạn cho vào nồi 2 chén nước mắm, 3 chén đường, 1/2 chén nước rồi khuấy đều.
- Bạn đun sôi hỗn hợp đến khi đường tan hết thì tắt bếp để nguội.
Bước 4: Ngâm dưa món
- Bạn chuẩn bị sẵn hũ thủy tinh khô sạch, bạn cho vào 1 lớp rau củ phơi khô xen kẽ 1 lớp ớt và củ kiệu.
- Lặp lại các lớp tới khi dùng hết phần nguyên liệu.
- Cho nước mắm để nguội vào để xâm xấp phần rau củ. Dùng miếng nhựa để nén phần rau củ xuống.
- Ngâm rau củ trong khoảng 2 ngày ở nơi thoáng mát là có thể dùng được.
Ăn dưa cùng với nem hay các món nướng sẽ giúp món ăn thêm ngon và đỡ ngấy
4.5 Miến măng gà
Nguyên liệu:
- 300 g miến dong
- 1 miếng ức gà
- 200 g măng khô
- 1 nhánh gừng, tỏi băm
- Hành khô, hành lá, rau răm
- Muối, hạt nêm, tiêu, nước mắm, đường
Nguyên liệu miến măng gà
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế măng
- Măng khô rửa sạch, cắt bỏ phần già, cứng, ngâm măng khoảng 1 ngày, nhớ thay nước để măng ra hết chất chua.
- Cho măng đã ngâm vào nồi luộc chín. Thay nước luộc 2 lần để măng được ngon hơn. Vớt măng ra xả lại bằng nước lạnh.
- Xé nhỏ măng thành sợi. Đừng xé nhỏ quá khi ăn măng sẽ bị dai. Ướp măng với chút muối, hạt nêm, tiêu.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
- Hành khô rửa sạch, để ráo rồi nướng cho vàng.
- Gừng cạo vỏ, một nửa cắt lát, một nửa thì dùng làm nước mắm gừng ăn kèm.
- Nấu nước sôi, cho miến vào luộc khoảng 3 phút rồi vớt ra, xả lại nước lạnh, để ráo.
- Rửa sạch hành lá, rau răm rồi cắt nhỏ.
Bước 3: Sơ chế gà
- Thịt gà rửa sạch, cho vào nước sôi, gừng cắt lát, hành khô, thêm 1 muỗng cà phê muối vào luộc cho gà chín.
- Gà chín thì vớt ra, để nguội rồi xé nhỏ. Nước luộc gà giữ lại để nấu nước dùng.
Bước 4: Nấu miến măng gà
- Cho dầu ăn vào chảo, cho tỏi băm vào phi vàng, sau đó cho măng vào xào cho măng chín.
- Đun sôi lại nước luộc gà, cho măng đã xào vào, nấu khoảng 15 phút, nêm lại gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Bước 5: Pha nước mắm
- Cho hỗn hợp đường, ớt trái, gừng, tỏi vào giã nhuyễn sau đó pha nước mắm vào.
- Cho miến đã trụng ra tô, cho thịt gà, hành lá, rau răm lên trên, chan nước dùng và măng vào, rắc một chút tiêu.
Thưởng thức món miếng măng gà nóng hỏi với nước mắm cay ngọt và các loại rau sống
4.6 Canh bóng thả
Nguyên liệu:
- Da heo phồng: 200 gr
- Gừng: 20 gr
- Rượu trắng: 50 ml
- Trứng: 2 quả
- Bột bắp: 5 gr
- Nước: 10 ml
- Giò sống: 100 gr
- Thịt gấc: 40 gr
- Hành tây: 200 gr
- Cà rốt: 50 gr
- Súp lơ xanh: 100 gr
- Đậu Hà Lan: 50 gr
- Nấm hương: 50 gr
- Gia vị: 10 gr (muối/đường/nước mắm/hạt nêm/tiêu)
Nguyên liệu nấu canh bóng thả
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế bì bóng
- Ngâm da heo khô vào nước lọc khoảng 10 phút cho bóng nở đều, đem rửa sạch sau đó ngâm bóng vào rượu trắng có gừng giã nhuyễn.
- Bóp đều cho da heo thấm rượu gừng rồi rửa 2-3 lần cho thật sạch và khử mùi hôi. Dùng khăn thấm cho miếng bóng khô.
- Các loại cà rốt, su hào thì gọt bỏ vỏ tỉa thành hình hoa rồi thái thành từng miếng mỏng.
- Đậu Hà Lan nhặt bỏ xơ. Súp lơ xanh và súp lơ trắng chẻ dọc thân thành từng miếng nhỏ rồi đem rửa sạch.
Bước 2: Chuẩn bị nhân bì bóng
- Trộn 200gr giò sống, 1 muỗng hạt nêm và 1 muỗng cà phê tiêu xay. Để bóng bì có màu sắc hấp dẫn lôi cuốn, bạn hãy cho thêm vào hỗn hợp bóng bì 2 muỗng thịt gấc.
- Tiếp đến, bạn đập 2 quả trứng gà vào tô, nêm nửa muỗng canh hạt nêm rồi tráng mỏng trong chảo trên lửa lớn.
Bước 3: Cuộn bì bóng
- Đầu tiên, bạn trải miếng bóng bì ra thớt, sau đó bạn dùng muỗng phết giò sống lên trên bì để tạo độ kết dính.
- Tiếp đến bạn trải một lát trứng chiên mỏng lên trên rồi cuộn lại và cố định chúng bằng hành lá chần sơ.
- Tương tự như trên, bạn tiến hành cuộn bì bóng cho đến khi hết. Sau đó đặt bì bóng đã cuộn lên đĩa hấp và cho vào nồi, hấp khoảng 10 phút để bóng được định hình.
Bước 4: Chế biến nước dùng
- Để nước dùng món canh bóng ngon, ngọt và đậm đà, bạn hãy mua xương heo về hầm làm nước dùng.
- Để hầm nước dùng bạn cần chuẩn bị 200gr xương heo rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi để chần qua cho xương bớt mùi, rồi rửa lại với nước sạch.
- Tiếp đến, bạn cho vào nồi 1 lít nước vào nồi ninh nhừ trong khoảng 30 phút -50 phút.
- Trong quá trình ninh xương khi nồi nước sôi thì hớt bọt ở trên và đậy hở nắp xoong để nước dùng được trong hơn.
- Khi nước hầm đã đạt, bạn tiến hành vớt xương ra và cho rau củ đã sơ chế vào nồi. Nêm nước dùng với nước mắm, tiêu, hạt nêm và muối sao cho vừa miệng.
- Tiếp theo bạn cho bóng cuộn vào nồi và đun sôi cho bóng cuộn chín.
- Để tránh các nguyên liệu bị chín quá, khi bóng cuộn đã chín, bạn vớt bóng cuộn và các nguyên liệu rau củ ra khỏi nồi.
Bước 5: Thành phẩm
- Cho rau củ vào bát, đặt bóng cuộn lên trên, sau đó rưới từ từ nước dùng vào bát.
- Để tăng thêm mùi vị và tính thẩm mỹ cho món ăn, bạn hãy cho một chút hành ngò.
Món canh này chắc chắn sẽ khiến gia đình bạn phải tấm tắc khen ngon đấy
4.7 Măng khô hầm chân giò
Nguyên liệu:
- Măng khô: 300 gr
- Móng giò: 1 cái
- Sườn vai: 200 gr
- Hành khô: 3 nhánh
- Hành tươi: 3 nhánh
- Dầu ăn: 2 muỗng
- Gia vị thông dụng: 1 ít (mì chính/nước mắm)
Cách làm:
Bước 1: Ngâm măng khô
- Bạn lấy măng khô cho ngâm nước trong 3 ngày và mỗi ngày đều phải thay nước mới.
- Ngày cuối cùng lấy măng ra và ngâm tiếp vào trong nước gạo từ 3 – 4 giờ.
Bước 2: Sơ chế măng
- Lấy măng đã ngâm ra và đem luộc cho tới khi chín. Sau đó, bạn vớt măng ra rồi xé nhỏ thành những miếng vừa ăn.
- Tiếp đến, bạn ướp măng với ½ thìa gia vị, ½ thìa mì chính, trộn đều và để trong 30 phút cho măng ngấm gia vị.
- Cuối cùng, bạn cho măng vào chảo xào với hành khô và dầu phi thơm đến khi măng săn lại.
Bước 3: Sơ chế móng giò
- Bạn tiến hành chặt nhỏ móng giò và xương sườn đem bỏ vào nồi nước sôi để rửa xương.
- Sau đó, bạn vớt giò ra và đem rửa dưới vòi nước lạnh cho hết vụn xương.
- Tiếp đến, bạn cho giò vào nồi và thêm chút gia vị xào thơm.
Bước 4: Nấu canh măng khô
- Bạn đổ nước ngập thịt, vặn lửa nhỏ và hầm cho đến khi mềm xương, sau bạn đổ lượng măng vừa xào vào nồi thịt và đun sôi thêm 10 – 15 phút.
- Bạn cũng nên nêm thêm một thìa mắm vào cho món canh thêm ngon.
Canh chân giò thanh mát thơm mùi măng
4.8 Xôi gấc
Nguyên liệu:
- Quả gấc: 200 gr
- Nếp Bắc: 2 bát
- Đường: 1 muỗng canh
- Nước cốt dừa: 150 ml
- Muối: 1/2 muỗng cà phê
- Rượu trắng: 5 ml
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Ngâm nếp qua đêm hoặc ít nhất là 4 tiếng với một ít muối.
- Bổ đôi quả gấc để lấy thịt gấc.
Bước 2: Làm hỗn hợp xôi
- Bóp cho phần thịt gấc bong ra khỏi hạt gấc rồi đem trộn với 1 thìa rượu trắng.
- Lấy phần thịt gấc mới trộn với rượu để đem trộn với nếp cùng với một ít muối.
- Trong quá trình đó bạn cho thêm một ít nước cốt dừa vào cho thơm. Lượng nhiều hay ít tùy theo sở thích.
Bước 3: Hấp xôi
- Đem hỗn hợp vừa trộn cho vào xửng hấp của nồi cơm điện, hấp trong vòng 35 – 40 phút.
- Lúc này, món xôi gấc của bạn coi như hoàn thành. Bạn có thể thêm một lượng đường vừa ăn với mình để xôi dễ ăn hơn.
Xôi gấc nóng hổi, dẻo thơm mùi nếp và gấc trộn lẫn với nhau
4.9 Nem rán
Nguyên liệu:
- Thịt nạc vai lợn: 200 gr
- Miến: 100 gr
- Trứng gà: 3 quả (Chỉ lấy lòng đỏ)
- Bánh đa nem: 1 gói (loại mềm)
- Giá đỗ: 1 bát (Bát nhỏ)
- Hành tây: 1 củ
- Cà rốt: 1/2 củ
- Mộc nhĩ: 15 gr
- Tỏi: 50 gr
- Ớt: 50 gr
- Rau mùi: 1 ít
- Nước cốt chanh: 2 muỗng cà phê
- Nước mắm: 50 ml
- Gia vị thông dụng 1 ít (Đường/ hạt nêm/ tiêu xay)
Nguyên liệu nem rán
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu và làm nhân nem rán
- Thịt lợn mua về bạn rửa sạch, rồi băm nhuyễn.
- Tiếp theo, bạn mang giá đỗ đi rửa sạch, rồi vắt kiệt nước.
- Cà rốt, hành tây sau khi loại bỏ vỏ và rửa sạch, bạn thái sợi. Hành lá bạn thái nhỏ.
- Kế đến, bạn ngâm mộc nhĩ với nước ấm trong vòng 15 phút cho nở mềm, sau đó rửa sạch rồi băm nhỏ.
- Miến bạn trần nhanh qua nước sôi cho sợi mềm ra, rồi lấy kéo cắt thành đoạn nhỏ.
- Sau khi sơ chế xong các nguyên liệu, bạn cho hết vào một tô lớn, rồi cho 2 lòng đỏ trứng gà, 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu xay vào, trộn đều.
- Bạn có thể gia giảm gia vị cho phù hợp. Ướp trong 15 phút để phần nhân thấm đều gia vị.
Bước 2: Cuốn nem
- Bạn trải 1 lá bánh đa nem ra thớt, rồi dùng khăn sạch nhúng nước, lau sơ qua mặt bánh cho mềm dễ cuốn.
- Tiếp tục, bạn trải thêm 1/2 lá bánh đa nem vào giữa để tránh bị rách khi cuốn.
- Bạn dùng muỗng múc lượng nhân bằng khoảng 3 ngón tay trải vào đầu lá nem. Sau đó cuộn chắc tay 2 vòng rồi dừng để gấp 2 đầu lá nem lại.
- Gấp xong thì tiếp tục cuốn đến khi hết lá nem.
- Cuối phần lá nem, bạn bôi lòng trắng trứng vào để tạo độ dính. Sau đó vê tròn cuộn nem cho đẹp.
- Cứ lặp lại thao tác trên cho đến khi hết nhân thì thôi.
Bước 3: Chiên nem
- Bạn cho chảo lên bếp rồi bật lửa lớn làm nóng chảo. Sau khi chảo nóng, bạn đổ dầu ăn một lượng vừa đủ ngập nem.
- Chờ dầu sôi lăn tăn thì thả từng cuộn nem vào và hạ nhỏ lửa. Khi chiên được khoảng 3 phút, bạn lật mặt nem rồi tiếp tục chiên thêm khoảng 3 phút.
- Khi nem đã vàng đều các mặt, bạn dùng đũa gắp nem ra để ráo dầu. Lúc này, bạn có thể chia phần để tủ lạnh ăn dần.
Bước 4: Pha nước chấm
- Bạn cho nước mắm, đường, nước lọc theo tỉ lệ 1:1:3 vào nồi rồi bắc lên bếp đun sôi để đường hòa tan.
- Tỏi bạn bóc vỏ, rồi băm nhỏ. Ớt nhặt bỏ cuống, loại bỏ hạt, rồi băm nhỏ. Với rau mùi, bạn nhặt sạch lá úa, dập, rửa sạch, băm nhỏ.
- Khi ăn, chỉ cần cho 2 muỗng cà phê nước cốt chanh, tỏi, ớt và rau mùi đã băm nhỏ vào nước mắm đường đã đun, rồi dùng muỗng khuấy đều lên là xong.
Nem rán thường được ăn kèm cơm nóng hoặc bún
4.10 Chè kho
Nguyên liệu:
- Đậu xanh cà vỏ: 250 gr
- Nước cốt dừa: 2 muỗng canh
- Đường: 250 gr
- Muối: 1/2 muỗng cà phê
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế và ngâm đậu xanh
- Đậu xanh rửa sạch với 3 lần nước, trong lúc rửa loại bỏ các hạt hư, hạt vỡ nổi lên trên bề mặt.
- Kế đến, cho đậu vào thau và chế nước xâm xấp mặt ngâm trong vòng 3 – 4 tiếng để đậu mềm.
Bước 2: Nấu đậu xanh
- Sau khi đậu xanh đã ngâm mềm thì vớt đậu ra, vo lại với 2 lần nước cho sạch rồi cho vào nồi. Chế nước xâm xấp mặt đậu xanh và cho thêm 1/2 muỗng cà phê muối.
- Bắc nồi đậu xanh lên bếp, đun sôi ở lửa to đến khi sủi bọt thì dùng vá hớt hết phần bọt trắng trên mặt rồi đậy nắp, hạ lửa đến mức nhỏ nhất và hầm đậu trong vòng 40 phút.
- Sau 40 phút thấy đậu xanh đã nhừ thì cho thêm 250gr đường vào nồi rồi dùng vá khuấy đều.
- Tiếp đến cho 2 muỗng canh nước cốt dừa vào khuấy cùng trong vòng 7 phút. Sau đó tắt bếp và đậy nắp nồi lại.
Bước 3: Thành phẩm
- Sau khi chè kho đậu xanh đã nguội hẳn và cứng lại thì úp chè ra đĩa và dùng dao cắt tạo hình.
- Chè kho đậu xanh có màu vàng bắt mắt, hương thơm hấp dẫn, mềm bùi chắc chắn ai cũng sẽ yêu thích!
- Bạn có thể chế một ít nước cốt dừa lên trên mặt để ăn cùng nhé, vị béo nhẹ của nước cốt dừa chắc chắn sẽ giúp cho món chè thêm phần thơm ngon.
Chè kho đậu xanh có màu vàng bắt mắt, hương thơm hấp dẫn, mềm bùi
4.11 Gỏi cuốn
- Nguyên liệu:
- Thịt heo: 300 gr
- Tôm: 300 gr
- Hẹ: 10 nhánh
- Ớt: 2 trái
- Tỏi: 1 củ
- Bún tươi: 200 gr
- Bánh tráng mỏng: 300 gr
- Nước cốt chanh: 3 muỗng canh
- Rau ăn kèm: 1 ít (Húng lủi/ tía tô/ xà lách)
- Nước mắm: 5 muỗng canh
- Muối/ đường: 1 ít
Nguyên liệu gỏi cuốn
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế thịt heo
- Thịt heo mua về rửa sạch với nước, để khử mùi hôi của thịt, bạn dùng 1 ít muối chà xát xung quanh miếng thịt rồi rửa lại 2 – 3 lần với nước, sau đó vớt ra để ráo.
- Tiếp đến, bạn cho thịt vào nồi đổ ngập nước, thêm vào 1 muỗng cà phê muối rồi đặt nồi lên bếp đun với lửa lớn. Khi nước sôi tầm 3 – 5 phút thì tắt bếp.
- Để loại bỏ các chất bẩn bám trên bề mặt thịt, cũng như giúp cho thịt sẽ trong hơn, khi vớt thịt ra bạn sẽ rửa thịt lại qua với nước lạnh.
- Tiếp đến, bạn bắc nồi lên bếp, cho thịt đã chần lúc nãy vào, đổ nước ngập phần thịt rồi thêm vào 1 muỗng cà phê muối.
- Vặn lửa vừa luộc thịt tầm 30 – 40 phút cho tới khi thịt đã chín mềm, thì tắt bếp vớt thịt ra dĩa, để nguội sau đó cắt thịt thành từng lát mỏng vừa ăn.
Bước 2: Sơ chế tôm
- Tôm mua về bạn có thể để nguyên con hoặc cắt bỏ đầu tùy ý thích, rửa lại vài lần với nước rồi cho vào nồi.
- Bắc nồi lên bếp thêm 1 ít nước, đậy nắp, mở lửa vừa, nấu cho tôm chuyển sang màu đỏ và chú ý phải đảo đều.
- Sau đó bạn vớt tôm ra để nguội, bóc sạch vỏ, cắt đôi tôm theo chiều dọc theo sống lưng và bỏ chỉ lưng của tôm, rồi xếp tôm ra dĩa.
Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác
- Hẹ mua về cắt bỏ gốc, rửa sạch. Rau sống ăn kèm nhặt lá tươi ngon, đem ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút sau đó rửa lại vài lần với nước rồi vớt ra rổ để ráo.
- Tỏi bóc sạch vỏ, ớt bỏ cuống, rửa sơ qua với nước rồi băm nhuyễn.
Bước 4: Cuốn gỏi
- Trải bánh tráng mỏng ra dĩa, thấm sơ 1 ít nước lên bánh tráng cho dễ cuốn, sau đó xếp rau sống, bún tươi, thịt, tôm, hẹ lên rồi cuộn tất cả các nguyên liệu lại cho chắc tay là được.
- Cứ như vậy bạn thực hiện cho đến khi hết phần nguyên liệu nhé.
Bước 5: Làm nước chấm
- Cho vào chén 2 muỗng canh đường, thêm vào 2 muỗng canh nước lọc khuấy đều cho đường tan hết thì cho vào 3 muỗng canh nước cốt chanh, 5 muỗng canh nước mắm tiếp tục khuấy đều.
- Cuối cùng cho toàn bộ phần tỏi, ớt đã băm nhuyễn vào vậy là đã hoàn thành xong phần nước chấm.
Gỏi cuốn tôm thịt là món ngon có đầy đủ chất dinh dưỡng lại rất dễ ăn
5. Một số món ăn đặc trưng khác trong ngày tết khác
5.1 Khô gà
Khô gà lá chanh được biết đến là món ăn ưa thích có thể dùng trong các bữa ăn hằng ngày, hơn thế nữa khô gà còn có thể dùng trong các bữa tiệc vui ngày tết, cũng có thể dùng khô gà để làm mồi nhậu cho các buổi tiệc vui của gia đình…
Bên cạnh đó với các món ăn giá thành càng cao thì càng có nguy cơ bị làm giả cao. Khô bò, khô mực là các ví dụ về nguy cơ làm giả này.
Các loại khô bò sợi có khả năng cao được pha trộn hoặc làm từ thịt gà, có khi là thịt heo. Khô bò miếng thì tất nhiên không thể làm từ gà được, nhưng được làm giả từ thớ thịt heo là hoàn toàn có thể.
Khô gà vàng ươm và ngấm đều gia vị và vẫn giữ được độ mềm dai của thịt
5.2 Mứt tết
Hàng năm cứ vào mỗi dịp Tết, các thành viên trong gia đình lại ngồi quây quần bên nhau cùng thưởng thức những miếng bánh chưng, bánh tét.
Nhâm nhi những ly trà cùng các loại mứt tết thanh ngọt và trao nhau những phong bao lì xì, những lời chúc cho một năm mới thuận lợi và may mắn.
Mứt tết được các gia đình thưởng thức rất nhiều
5.3 Chân gà sả tắc
Nguyên liệu:
- Chân gà: 1 kg
- Sả: 2 cây
- Tắc: 150g
- Hành tím: 1 củ
- Gừng: 1 củ nhỏ
- Nước cốt dừa: 200ml
- Sả ớt, tiêu, muối, đường: Theo khẩu vị
- Dầu ăn: 2-3 muỗng canh
Nguyên liệu chân gà sả tắc
Cách làm:
Bước 1: Chuẩn bị chân gà
- Chọn mua chân gà sạch, rửa sạch và ngâm nước muối để loại bỏ mùi tanh.
- Luộc chân gà cho đến khi chín, có thể thêm một ít muối vào nước luộc để gia vị hấp thụ vào chân gà.
Bước 2: Chuẩn bị các nguyên liệu khác
- Sả: Bóc vỏ và cắt sả thành sợi nhỏ.
- Tắc: Bóc vỏ và cắt tắc thành sợi nhỏ.
- Hành tím, gừng: Băm nhuyễn.
- Nước cốt dừa: Chuẩn bị từ dừa tươi hoặc nước cốt dừa đã mua sẵn.
Bước 3: Xào chân gà
- Đun nóng dầu ăn trong chảo, cho hành tím và gừng băm vào xào thơm.
- Tiếp theo, thêm chân gà đã luộc vào xào đều cho đến khi chân gà có màu vàng óng.
Bước 4: Thêm gia vị
- Cho sả vào xào cùng chân gà để sả thấm hương.
- Thêm nước cốt dừa, tắc, sả ớt, tiêu, đường vào, khuấy đều.
Bước 5: Nấu chín
- Đun sôi rồi giảm lửa và để nấu chín cho chân gà thấm gia vị.
- Nếu cần, bạn có thể thêm một ít nước để giữ độ ẩm cho chân gà.
Bước 6: Kiểm tra và tinh chỉnh hương vị
- Kiểm tra gia vị và tình trạng chín của chân gà. Nếu chưa đủ mềm hoặc không đạt hương vị mong muốn, bạn có thể điều chỉnh thêm.
Bước 7: Thưởng thức
- Đặt chân gà sả tắc ra đĩa, trang trí thêm một ít sả và tiêu nếu muốn.
- Món chân gà sả tắc nên được thưởng thức khi còn nóng, kèm theo cơm trắng là sự lựa chọn tuyệt vời.
Chân gà dai ngon, giòn sật, ăn hoài không ngán
5.4 Trái cây sấy
Khi cái lạnh mơn man trên những nhành đào, nhành mai đã bắt đầu chúm chím cũng là lúc một mùa Xuân rạo rực nữa lại sắp về trên đất Việt.
Còn gì tuyệt hơn giữa không khí se lạnh ấy, những người thân quen ngồi quây quần bên nhau, thưởng thức món trái cây khô mang hương vị ngày Tết, nhấp ngụm trà ấm nóng với nụ cười tràn đầy yêu thương.
Trong những năm gần đây, bên cạnh món mứt truyền thống đã khá quen thuộc, trái cây sấy khô đã trở thành một trong những thức quà không thể thiếu vào dịp Tết của nhiều gia đình.
Trái cây sấy là loại quả nhiều dinh dưỡng
5.5 Đậu phộng rang
Đậu phộng là nguyên liệu vừa rẻ lại vừa dễ chế biến thành nhiều món ăn vặt hấp dẫn để gia đình cùng nhâm nhi vào ngày Tết năm nay.
Ngoài cách rang truyền thống, ba mẹ còn có thể biến tấu thành nhiều món lạ miệng như: đậu phộng rang tỏi ớt, đậu phộng rang bơ tỏi, đậu phộng rang muối, đậu phộng rang nước tương…
Đậu phộng là nguyên liệu vừa rẻ lại vừa dễ chế biến
5.6 Thèo lèo cứt chuột
Thèo lèo cứt chuột hay còn được gọi là kẹo đậu phộng mè đen, đây cũng là một trong những món ăn vặt thường xuất hiện trên mâm bánh mứt ngày Tết của hầu hết mọi gia đình.
Ba mẹ có thể cùng bé nhâm nhi món ăn này trong giờ sinh hoạt chung hoặc đãi khách tại gia.
Kẹo có vị ngọt thanh cùng với vị bùi bùi, béo béo của mè đen và đậu phộng
5.7 Rau câu
Rau câu dai giòn sần sật, có vị ngọt nhẹ, thanh mát đảm bảo sẽ là gợi ý cực kỳ hoàn hảo để ba mẹ và bé vừa giải tỏa cơn buồn miệng, lại vừa giải nhiệt hiệu quả nữa đấy!
Nguyên liệu:
- 25g bột rau câu giòn
- 1,5 lít nước
- 500g đường
- 3g bột macha hoặc 50ml nước lá dứa
- 50 ml cà phê đen
- 50 m sữa đặc
- Thanh long ruột đỏ, chanh dây
Nguyên liệu rau câu
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đầu tiên bạn hòa tan bột rau câu và đường vào 1,5 lít nước và ngâm chúng khoảng 30 phút cho bột nở.
- Chanh dây lọc lấy phần nước, bỏ hạt. Hòa 2 muỗng đường vào nước chanh dây giúp giảm vị chua.
- Hòa bột macha vào khoảng 20ml nước. Xay nhuyễn thanh long ruột đỏ, lọc lấy phần nước và bỏ cái.
Bước 2: Nấu rau câu
- Phần rau câu sau khi đã ngâm nở, bạn cho lên bếp nấu sôi. Chú ý vớt bọt và khuấy đều nhẹ tay giúp rau câu tan và không bị khét dưới đáy nồi.
Bước 3: Làm mứt rau câu
- Chia đều phần nước rau câu ra 5 khuôn đều nhau, khoảng 300ml/ khuôn.
- Lần lượt cho nước thanh long, macha, cà phê đen, sữa đặc, chanh dây vào nước rau câu ở mỗi khuôn.
- Bạn chú ý đổ và khuấy đều cho nước rau câu đều màu.
- Để nước rau câu nơi thoáng mát cho rau câu nguội, đặc lại. Sau đó bạn lấy rau câu ra khỏi khuôn và cắt thành hình tùy ý.
- Chú ý cắt rau câu có độ dày khoảng 1,5 cm vì khi phơi hoặc sấy, rau câu sẽ tóp lại.
Bước 4: Phơi mứt rau câu
- Bạn xếp rau câu ra mâm phơi nắng từ 2 – 3 ngày. Cho đến khi rau câu xuất hiện lớp đường mịn bám bên ngoài.
- Khi phơi bạn chú ý xếp rau câu có khoảng cách 1,5 – 2cm. Sau 2 – 3 giờ lật mặt rau câu 1 lần.
- Cất rau câu vào mâm kín vào ban đêm tránh ruồi, muỗi hay các loại côn trùng bám vào rau câu.
Đây được xem là một món ăn hấp dẫn, mát lạnh
5.8 Hạt dưa
Hạt dưa được xem là một biểu tượng của sự may mắn trong dịp Tết Nguyên Đán nhờ có màu đỏ đẹp mắt.
Nhắc tới Tết cổ truyền của người Việt Nam, người ta không thể không nhắc đến hạt dưa thơm ngon, vừa làm cho cái Tết của gia đình trở nên ấm áp, vừa để nhâm nhi trong các cuộc trò chuyện quây quần đầu năm.
Hạt dưa được xem là một biểu tượng của sự may mắn trong dịp Tết
5.9 Hạt dẻ cười
Hạt dẻ cười là một món ăn vặt lành mạnh và bổ dưỡng, có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.
Hạt dẻ cười là một lựa chọn tuyệt vời cho những người đang muốn giảm cân. Trong dịp Tết Nguyên Đán, hạt dẻ cười càng trở nên phổ biến và được nhiều người yêu thích
Hạt dẻ cười dinh dưỡng cao cung cấp nhiều năng lượng và chất béo có lợi
5.10 Hạt điều rang muối
Không có một loại hạt nào mà có thể vừa ngon miệng, mùi vị thơm béo ngậy mà lại không ngán như hạt điều rang muối.
Sự kết hợp của sự giòn tan, vị thơm bùi bùi được dung hòa bởi một chút vị mặn của muối làm cho món ăn vặt này trở nên hấp dẫn mà không hề gây ngán.
Khách đến sẽ ngồi cùng chủ nhà bên tách trà thơm, đĩa hạt điều rang muối giòn thơm cùng nhâm nhi với những câu chuyện và lời chúc tốt đẹp ngày Tết.
Nó cũng là một cách để kéo dài câu chuyện hơn với những sự chia sẻ đầy cảm tình và ấm áp.
Hạt điều rang muối được nhiều người đánh giá là một món ăn vặt thơm ngon, cuốn hút vị giác
6. Những món chay truyền thống cho người ưa chay trong dịp Tết
6.1 Canh thập cẩm chay
Nguyên liệu:
- Bắp Mỹ: 1 quả
- Khoai tây: 1 củ
- Cà rốt: 1/2 củ
- Quả su: 1 củ
- Cải xá bấu: 1 củ (củ cải muối)
- Hành ba rô: 1 cây
- Nấm cây: 1 cây
- Đường: 1 muỗng cà phê
- Hạt nêm chay: 2 muỗng cà phê
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Quả su bỏ vỏ, rửa sạch rồi bổ đôi tách bỏ hạt, cắt khúc. Ba rô làm sạch, cắt khúc. Cải xá bấu mua về rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng.
- Nấm cây cắt khúc dày khoảng 1cm. Cà rốt gọt bỏ vỏ, cắt khúc hoặc cắt lát dày 1cm
- Khoai tây gọt vỏ, ngâm nước muối pha loãng khoảng 5 phút cho ra bớt nhựa, rửa sạch lại và cắt thành khối lớn.
- Bắp Mỹ cắt thành khúc vừa ăn.
Bước 2: Nấu canh
- Bắc lên bếp nồi nước khoảng 1 lít nước, bật lửa vừa. Nước sôi thì cho cải xá bấu vào trước, tiếp theo cho nấm cây, bắp vào, nấu cho nước sôi nhẹ.
- Nấu được khoảng 10 phút thì cho thêm khoai tây, cà rốt, quả su đã cắt khúc vào nồi. Bật lửa lớn nấu khoảng 15 – 20 phút cho các nguyên liệu chín đều và ra chất ngọt.
- Nêm nếm thêm 2 muỗng cà phê hạt nêm chay cho nước canh thêm đậm đà.
Canh chay thập cẩm thơm ngon, thanh đạm lại tốt cho sức khỏe
6.2 Sườn non chay chiên nước mắm
Nguyên liệu:
- Sườn non chay: 2 miếng
- Sả: 1 nhánh
- Ớt: 1 trái
- Nước mắm chay: 1 muỗng canh
- Dầu ăn: 100 ml
- Gia vị thông dụng: 1 ít (muối/ đường/ bột ngọt/ tiêu)
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Sườn non chay bạn ngâm vào nước lạnh khoảng 30 phút để chúng mềm và nở ra.
- Sả bạn lặt bỏ phần lá già, cắt bỏ phần gốc rễ, rửa sạch rồi cắt băm nhỏ. Ớt thì lặt bỏ vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.
Bước 2: Ướp sườn non chay
- Sau 30 phút, bạn vắt nước thật sạch rồi cho vào đĩa, cẩn thận xé thành từng thớ nhỏ.
- Bạn ướp vào 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1/3 muỗng cà phê đường và 1/3 muỗng cà phê muối, trộn thật đều.
- Rắc thêm 1/3 muỗng cà phê tiêu và ướp trong 15 phút.
Bước 3: Chiên sườn non
- Bắc chảo lên bếp, cho vào 100ml dầu ăn, đợi dầu nóng thì bạn lần lượt gắp sườn non vào chiên vàng giòn đều 2 mặt.
- Sau khi chiên khoảng 7 phút, sườn non đã có màu vàng nâu, giòn đều 2 mặt thì bạn cẩn thận gắp ra đĩa.
Bước 4: Làm sốt nước mắm và hoàn thành
- Để làm sốt, cho vào chén 1 muỗng canh nước mắm chay, thêm 1 muỗng canh nước và 1/3 muỗng canh bột ngọt, khuấy đều.
- Tiếp tục bắc chảo lúc nãy bạn dùng để chiên sườn non lên, đợi dầu nóng thì cho hỗn hợp sả và ớt vào, đảo đều tay khoảng 2 phút thì đổ nước mắm vào, thêm vào 2 muỗng đường.
- Đợi nấu thêm khoảng 3 phút nữa thì bạn cho phần sườn non vào, xào khoảng 5 phút thì phần nước mắm dần sệt lại thì tắt bếp.
Sườn non chay chiên nước mắm
6.3 Bún xào chay
Nguyên liệu:
- 3 gói bún ăn liền
- 1- 2 gói mì ăn liền (không bắt buộc)
- 100 gram đậu phộng rang
- 300 gram rau cải ngọt
- 200 gram cà rốt
- 1 ít giá đỗ, đậu cove, cải thảo
- 1 cây nấm đùi gà hoặc 1 ít nấm trắng
- 6 miếng đậu hũ dày khoảng 1 cm
- Gia vị: 150 ml nước tương, 35 gram muỗng đường, 70 ml nước lọc, 20 ml nước cốt chanh, 1 ít ớt đỏ băm nhỏ
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Rửa sạch các loại rau, giá đỗ, cắt rau thành những đoạn nhỏ vừa ăn, nấm đùi gà và cà rốt thì thái sợi.
- Cho rau củ, nấm vào chảo dầu nóng xào chín với ngọn lửa lớn hoặc bạn có thể luộc rau củ, nấm để giảm dầu mỡ.
- Đậu hũ chiên 2 mặt vàng đều, nếu mua đậu hũ chiên sẵn thì bạn không cần thực hiện bước này. Sau đó thái đậu hũ thành những đoạn mỏng.
Bước 2: Xào bún
- Cho vào nồi nước luộc bún, mì khoảng 1/3 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê dầu ăn. Khi nước sôi cho mì vào luộc khoảng 5 phút, bún chỉ nên luộc khoảng 2 phút để cọng bún giữ được độ dai vừa đủ cho món xào, không chín quá mềm, nhão.
- Luộc bún, mì chín xong, bạn vớt chúng ra, thả ngay vào nước lạnh và để nguội.
- Pha chế nước sốt cho món bún trộn chay rất đơn giản, bạn cho vào chén các nguyên liệu đã chuẩn bị là nước tương, nước lọc, đường, nước cốt chanh và ớt, khuấy đều để dung dịch hòa quyện vào nhau là xong.
- Khi bún, mì đã nguội, bạn cho chúng vào một tô lớn, thêm rau củ, nấm, đậu hũ và trộn đều hỗn hợp.
Bún xào chay là món đơn giản, dễ thực hiện, dễ ăn
6.4 Cà ri chay + bánh mì
Nguyên liệu:
- Khoai lang: 2 củ
- Cà rốt: 1 củ
- Khoai tây: 1 củ
- Sả: 3 cây
- Nấm đông cô khô: 100 gr
- Nấm rơm: 100 gr
- Đậu hũ chiên: 200 gr
- Tỏi: 1 củ
- Hành tím: 1 củ
- Sữa tươi từ hạt: 200 ml (sữa đậu nành/ sữa đậu phộng/ sữa hạt óc chó)
- Nước cốt dừa: 100 ml
- Nước dừa tươi: 1.5 lít
- Bột cà ri: 1 muỗng canh
- Dầu màu điều: 2 muỗng canh
- Dầu ăn: 2 muỗng canh
- Hạt nêm chay: 1 ít
- Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ tiêu xay)
Nguyên liệu cà ri chay và bánh mì
Cách làm:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Đầu tiên, lột vỏ 1 củ hành tím, 1 củ tỏi, rửa sạch rồi băm nhuyễn.
- Ngâm mềm nấm đông cô với nước ấm khoảng 20 phút cho nở, sau đó cắt bỏ chân nấm, rửa sạch với nấm rơm và để ráo.
- Kế tiếp, lột bỏ phần vỏ già của 3 cây sả và rửa sạch, băm nhuyễn 1 cây, đập đập 2 cây còn lại.
- Tiếp theo, gọt vỏ cà rốt, khoai tây, khoai lang rồi rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
- Bắc chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn và làm nóng, sau đó cho cà rốt, khoai tây, khoai lang vào chiên trên lửa vừa khoảng 5 – 7 phút cho 2 mặt vàng đều, săn lại.
- Kế đến, trộn đều các loại củ quả với 1/2 muỗng cà phê đường, 1/4 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm chay, 1 ít tiêu xay.
- Ướp trong 15 phút cho nguyên liệu thấm gia vị.
Bước 2: Nấu cà ri
- Bắc nồi lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu điều, hành tỏi và sả băm rồi phi thơm. Tiếp theo, cho vào thêm phần củ quả đã ướp và xào sơ trong 3 – 5 phút.
- Sau đó, cho vào 1.5 lít nước dừa tươi, 1 muỗng canh bột cà ri, 200ml sữa tươi, 100ml nước cốt dừa, 2 cây sả đập dập, nấu ở lửa vừa trong khoảng 20 phút.
- Cuối cùng, cho nấm đông cô, nấm rơm, đậu hũ vào rồi nêm nếm lại với hạt nêm chay và muối cho vừa với khẩu vị của gia đình bạn.
Cà ri chay + bánh mì
6.5 Chả giò chay đậu xanh
Nguyên liệu:
- Bánh tráng cuốn chả giò: 60 miếng
- Bắp vàng: 200 gr
- Củ sắn: 300 gr
- Cà rốt: 100 gr
- Đậu xanh cà vỏ: 150 gr
- Đậu hũ trắng: 100 gr
- Khoai môn: 400 gr
- Hành ba rô: 30 gr
- Nấm mèo: 30 gr (mộc nhĩ)
- Bột bắp: 2 muỗng cà phê (hoặc bột năng)
- Dầu mè: 1/2 muỗng canh
- Muối: 1 ít
- Tiêu xay: 1 ít
- Đường: 1 muỗng canh
- Hạt nêm: 1 muỗng canh
- Dầu ăn: 1 ít
Nguyên liệu chả giò chay đậu xanh
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế đậu xanh
- Ngâm mềm đậu xanh từ 12 – 14 tiếng cho nở mềm.
- Sau đó, bạn vo sạch đậu xanh nhiều lần rồi để ráo.
- Tiếp theo, bạn cho đậu xanh vào xửng và hấp khoảng 20 phút đến khi chín mềm.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu còn lại
- Gọt vỏ khoai môn, rửa sạch rồi bào sợi mỏng. Sau đó, bạn phơi khoai môn ra nắng khoảng 20 phút cho sợi khoai hơi khô lại là được.
- Gọt vỏ củ sắn và cà rốt rồi bào sợi mỏng.
- Đối với bắp vàng, bạn lột sạch vỏ ngoài rồi dùng dao để cắt phần hạt ra.
- Nấm mèo ngâm mềm, rửa sạch rồi cắt sợi nhuyễn. Cắt nhỏ hành boa rô.
Bước 3: Trộn và xào rau củ
- Cho vào tô lớn phần rau củ vừa sơ chế (trừ hành boa rô và khoai môn), 100gr đậu hũ trắng. Sau đó, bạn dùng tay bóp nhuyễn đậu hũ và trộn đều hỗn hợp.
- Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 ít dầu ăn, hành boa rô rồi phi thơm.
- Khi hành thơm, bạn cho vào phần rau củ, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh hạt nêm vào xào trên lửa lớn khoảng 2 phút.
Bước 4: Chiên khoai môn
- Bắc chảo mới lên bếp, cho vào 1 ít dầu ăn rồi làm nóng.
- Tiếp theo, cho khoai môn bào sợi vào chiên trên lửa vừa đến khi sợi khoai hơi cứng lại là được.
Bước 5: Trộn nhân chả giò
- Cho vào tô lớn phần rau củ xào, khoai môn chiên, đậu xanh hấp, 1/2 muỗng canh dầu mè, 1 ít muối, 1 muỗng canh đường, 1 ít tiêu xay.
- Dùng tay trộn đều cho hỗn hợp nhân hòa quyện đều.
Bước 6: Cuốn và chiên chả giò
- Hòa tan 2 muỗng cà phê bột bắp cùng 50ml – 60ml nước.
- Đầu tiên, bạn cho lên mặt bánh tráng 1 ít nhân, sau đó bạn cuộn tròn lại. Tiếp theo, dùng 1 ít nước bột bắp để dán phần mép lại là hoàn tất.
- Bắc chảo dầu lên bếp, khi dầu sôi lăn tăn thì bạn cho chả giò vào chiên trên lửa vừa đến khi vàng đều.
Chả giò chay đậu xanh
6.6 Bì cuốn chay
Nguyên liệu:
- Bánh tráng: 10 cái
- Sắn: 1 (lớn)
- Khoai môn: 1/2 củ (loại lớn)
- Cà rốt: 1 củ
- Tàu hủ ky: 50 gr (khoảng 6 lá)
- Đậu hủ chiên: 2 miếng
- Xà lách: 100 gr
- Húng lủi hoặc húng quế: 50 gr
- Hành tím: 5 củ
- Thính gạo rang: 30 gr
- Đường: 2 muỗng canh
- Hạt nêm chay: 1 muỗng canh
- Nước tương: 1 muỗng canh
- Muối: 1/2 muỗng cà phê
- Dầu màu điều: 1 muỗng canh
- Dầu ăn: 5 muỗng canh
Nguyên liệu bì cuốn chay
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế các loại củ
- Để loại bỏ bụi bẩn, cà rốt, củ sắn, khoai môn mua về các bạn gọt bỏ vỏ sau đó rửa sạch lại với nước rồi để ráo.
- Mang cà rốt, khoai môn và củ sắn đi bào sợi mỏng.
- Củ sắn sau khi đã bào sợi, các bạn ướp với 1/2 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê đường. Trộn đều và ướp khoảng 15 phút.
- Hành tím lột vỏ, băm nhuyễn. Xà lách, rau húng lủi rửa sạch rồi cắt nhỏ.
Bước 2: Chiên khoai môn, đậu hũ và tàu hũ ky
- Bắc chảo lên bếp, cho 5 muỗng canh dầu ăn vào chảo và đun nóng.
- Dầu nóng các bạn cho khoai môn vào và dàn đều, tiến hành chiên khoai ở lửa vừa đến khi khoai chín, vàng giòn thì vớt ra, cho vào giấy thấm dầu.
- Cho tiếp phần đậu hũ vào chảo và chiên đến khi lớp vỏ bên ngoài vàng giòn thì vớt ra, sau đó cắt miếng nhỏ vừa ăn.
- Thả phần tàu hũ ky vào chảo, chiên cho tàu hủ phồng rộp và vàng đều thì tắt bếp, sau đó bẻ nhỏ.
Bước 3: Xào củ sắn và cà rốt
- Củ sắn sau khi đã ướp được 15 phút, các bạn cho vào 1 miếng vải sạch ráo vắt ráo nước.
- Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh màu dầu điều vào và đun nóng. Cho hành tím băm vào phi thơm, sau đó cho toàn bộ phần cà rốt và củ sắn vào
- Thêm tiếp vào chảo 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh hạt nêm chay, 1 muỗng canh nước tương và xào ở lửa vừa đến khi các nguyên liệu chín đều thì tắt bếp và để cho củ sắn, cà rốt nguội.
Bước 4: Trộn nhân
- Cho 1/2 lượng thính gạo rang vào phần củ sắn và cà rốt vừa xào sau đó trộn đều.
- Thêm tiếp vào chảo phần đậu hũ, tàu hũ ky, xà lách và rau húng cắt nhỏ và toàn bộ phần thính gạo rang còn lại vào chảo, sau đó trộn đều.
Bước 5: Cuốn bì chay
- Bạn lấy 1 thau nước nhúng bánh tráng vào nước khoảng 5 giây cho đến khi bánh tráng mềm và dẻo. Đặt bánh tráng lên dĩa hoặc thớt sạch.
- Cho 1 lượng vừa ăn hỗn hợp nhân vừa trộn vào giữa bánh tráng rồi cuốn lại.
- Sau khi đã cuộn được 1/2 cuộn bánh tráng, bạn gấp 2 đầu bánh tráng lại, và tiếp tục cuộn tròn cho đến hết.
Bì cuốn chay vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng
6.7 Canh khổ qua dồn đậu hũ chay
Nguyên liệu:
- Khổ qua: 500 gr
- Đậu hũ trắng: 200 gr
- Nấm mèo khô: 20 gr
- Cà rốt: 50 gr
- Hành lá: 10 gr
- Ngò rí: 10 gr
- Gia vị thông dụng: 1 ít (Đường/muối/hạt nêm chay/tiêu)
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế khổ qua
- Bạn dùng dao mũi nhọn cắt dọc theo chiều dài của trái khổ qua 1 đường, sau đó dùng dao hoặc muỗng để nạo bỏ phần ruột khổ qua.
- Kế đến, bạn ngâm khổ qua với nước muối loãng khoảng 5 phút để khổ qua sạch và bớt đi vị đắng.
- Bạn rửa khổ qua lại với nước sạch và để ráo nước.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
- Cà rốt gọt vỏ rửa sạch sau đó thái sợi, sau đó băm nhỏ.
- Hành lá, ngò rí bạn rửa sạch, cắt khúc đầu hành lá để riêng, tiếp đó bạn lấy 1 nửa hành lá, ngò rí cắt nhỏ và 1 nửa cắt khúc.
- Nấm mèo bạn ngâm nước ấm sau đó cắt bỏ gốc, thái chỉ và băm nhỏ.
Bước 3: Trộn nhân
- Bạn cho đậu hũ trắng vào 1 cái tô và dùng muỗng nghiền nát đậu hũ.
- Sau đó, bạn cho cà rốt, nấm mèo, hành lá ngò ri cắt nhỏ vào tô và nêm với 1/2 muỗng canh hạt nêm chay, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê tiêu hạt, 1 muỗng cà phê tiêu xay và trộn đều.
Bước 4: Nhồi nhân
- Bạn lấy một lượng nhân vừa đủ, dùng muỗng cho từ từ vào ruột khổ qua, ấn nhẹ nhàng cho nhân chặt.
Bước 5: Nấu canh
- Bạn cho 1 lít nước vào nồi, bắc lên bếp mở lửa vừa và đun sôi.
- Nước sôi bạn cho vào nồi 1/2 muỗng cà phê muối và cho khổ qua nhồi đậu hũ vào hầm khoảng 20 phút.
- Sau đó bạn nêm lại nước canh cho phù hợp với khẩu vị gia đình.
- Tiếp đến bạn cho đầu hành lá, hành lá ngò rí cắt khúc vào nồi canh, khuấy nhẹ nhàng và tắt bếp.
Canh khổ qua dồn đậu hũ chay
6.8 Thịt kho tàu chay
Nguyên liệu:
- Sườn non chay: 4 miếng
- Cà pháo: 100 g
- Bột gạo: 7/2 muỗng canh
- Bột năng: 1 muỗng cà phê
- Nước tương: 2 muỗng canh
- Bánh mì: 1 cái
- Muối: 1 muỗng cà phê
- Bột ngọt: 1/3 muỗng cà phê
- Sữa tươi: 150 ml
- Đường: 1 muỗng canh
Nguyên liệu thịt kho tàu chay
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế bánh mì
- Bạn cắt đôi ổ bánh mì không.
Bước 2: Xào bột
- Trộn đều bột gạo và bột năng ở phần nguyên liệu với 80 ml sữa tươi không đường cùng 1/2 muỗng cà phê muối.
- Khuấy đều cho đến khi nước bột mì trở nên mịn và không bị vón cục là được.
- Nấu bột trên bếp cùng 1/2 muỗng cà phê dầu ăn và đánh đều tay cho đến khi bột đặc sệt lại
Bước 3: Gói thịt
- Phết một lớp bột gạo đã nấu lên mặt trong ruột của bánh mì, sau đó cho lớp sườn non chay lên bề mặt bột.
- Làm tương tự sao cho tạo thành một khối thành 2 lớp bột gạo và 2 lớp tàu hũ non xen kẽ nhau. Sau đó bạn gói bánh mì trong giấy bạc để chuẩn bị hấp.
Bước 4: Hấp thịt
- Cho bánh mì đã gói lại vào nồi hấp và hấp chín trong khoảng 10 phút thì lấy phần bánh mì ra.
Bước 5: Sơ chế thịt ba rọi chay
- Mở gói giấy bạc và cắt khối thịt ba rọi chay. Cắt cục thịt thành 3 miếng bằng nhau.
Bước 6: Kho thịt
- Bạn bắc một chiếc chảo lên bếp rồi cho dầu ăn và hành tím vào phi thơm.
- Sau khi hành vàng thì cho thịt ba rọi chay đã cắt miếng vào.
- Bạn tiếp tục cho nước tương và một muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt vào kho chung với thịt.
- Sau khi nước tương sôi lại thì bạn cho tiếp 100 ml nước dừa vào nấu chung.
- Cuối cùng bạn cho cà pháo vào và nêm nếm gia vị vừa ăn, kho cho đến khi nước kho sệt lại thì tắt bếp.
Thịt kho tàu chay
6.9 Bò kho chay + bánh mì
Nguyên liệu:
- Bò lát chay:100 gram
- Bột bò kho chay: 2 muỗng canh
- Hành ba rô: 2 muỗng canh
- Nấm đùi gà: 200 gram
- Cà rốt: 1/2 củ
- Đậu: 1 củ (củ sắn)
- Hành tây: 1 củ
- Cải trắng: 1 củ
- Thơm: 1/2 trái
- Rễ ngò: 5 nhánh
- Tương ớt hoặc tương cà: 1 muỗng canh
- Sả: 4 nhánh
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Bò lát chay bạn ngâm trong nước khoảng 1 tiếng cho mềm sau đó vắt khô nước.
- Nấm đùi gà tươi bạn cần ngâm qua với nước muối pha loãng trước khoảng 5-10 phút, sau đó cắt thành miếng vừa ăn.
- Hành boa rô rửa sạch sau đó thái nhuyễn.
- Sả cây bạn cần bóc vỏ sau đó đập dập và cắt khúc.
- Cà rốt gọt vỏ rửa sạch, sau đó bạn cắt miếng vừa ăn hoặc có thể tỉa hoa để đẹp mắt hơn.
- Hành tây, củ sắn, củ cải trắng bạn bỏ vỏ, cắt khúc.
Bước 2: Ướp gia vị
- Bạn thêm vào tô bò 2 muỗng canh bột bò kho chay, 3 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh hạt nêm chay, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh dầu ăn sau đó trộn đều và ướp trong 15 phút cho thấm gia vị.
Bước 3: Nấu nước dùng
- Bạn bắc nồi lên bếp, thêm 1.5 lít nước, thêm củ sắn, hành tây, củ cải trắng (bạn chừa lại 1/4 củ để nấu bò kho), thơm, rễ ngò vào nồi hầm lửa nhỏ trong 30 phút.
- Sau đó bạn lọc lấy nước dùng.
Bước 4: Xào nấm
- Bạn bắc chảo lên bếp, đợi nóng bạn thêm 1 muỗng canh dầu ăn sau đó phi thơm 1 muỗng canh hành boa rô.
- Khi hành đã thơm bạn thêm nấm đùi gà vào xào, thêm 1 muỗng canh hạt nêm chay, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh xì dầu, bạn đảo đều cho nấm thấm gia vị rồi tắt bếp.
Bước 5: Nấu bò kho chay
- Bạn bắc nồi lên bếp, đợi nóng bạn thêm 1 muỗng canh dầu ăn rồi phi thơm 1 muỗng canh hành boa rô.
- Khi hành thơm bạn thêm sả, thịt bò lát đã ướp, 1 muỗng canh tương ớt, cà rốt, 1/4 củ cải trắng, nước dùng và hầm lửa nhỏ trong 20 phút.
- Khi đủ thời gian bạn thêm nấm đùi gà đã xào, đảo sơ rồi tắt bếp.
Bò kho chay + bánh mì
6.10 Rau củ xào chay
Nguyên liệu:
- Cà rốt: 1 củ (khoảng 100 gr)
- Bông cải: 1/2 cái (khoảng 160gr)
- Hành tây: 1 củ
- Hành lá: 2 nhánh
- Nấm hương khô: 10 gr
- Gừng: 1 nhánh
- Tỏi: 3 tép
- Nước tương: 1/2 muỗng canh
- Dầu hào: 1/2 muỗng canh
- Dầu ăn: 3 muỗng canh
- Gia vị thông dụng: 1 ít (Bột ngọt/ hạt nêm/ muối/ đường/ tiêu xay)
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Cho nấm hương vào chén và ngâm với nước nóng khoảng 15 phút cho nở mềm. Sau đó rửa sạch lại với nước, vắt ráo rồi cắt làm đôi.
- Cà rốt bào bỏ vỏ, cắt khúc tầm 1 ngón tay sau đó cắt thành sợi. Hành tây bóc bỏ vỏ, cắt đôi, rồi thái lát dày khoảng 1/4 lóng tay.
- Bông cải tước bỏ vỏ cuống bên ngoài, bông to cắt làm đôi. Rửa sạch, chần qua nước đun sôi có thêm chút muối khoảng 1 phút, sau đó vớt ra để ráo.
- Hành lá cắt bỏ rễ và thái khúc dài khoảng 2 lóng tay. Tỏi, gừng bỏ vỏ, đập dập, thái đôi (lưu ý không băm nhuyễn).
Bước 2: Xào rau củ
- Bắc chảo lên bếp mở lửa lớn, thêm 3 muỗng canh dầu ăn.
- Đợi dầu nóng lên, bạn cho tỏi và gừng vào phi thơm khoảng 30 giây rồi cho cà rốt thái sợi và nấm hương vào xào khoảng 2 phút.
- Tiếp đến bạn cho bông cải vào và nêm thêm 1/2 muỗng canh bột ngọt, 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1/3 muỗng canh muối, 1/2 muỗng canh dầu hào, 1/3 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh nước tương, 1/2 muỗng canh tiêu vào đảo đều tay khoảng 3 phút.
- Sau đó, bạn cho tiếp hành tây vào xào thêm 2 phút nữa rồi cho hành lá cắt khúc vào xào khoảng 30 giây nữa, nêm nếm lại cho vừa ăn thì tắt bếp.
- Sau cùng cho rau củ xào chay ra dĩa và dùng với cơm nóng.
Rau củ xào chay
6.11 Bánh tét nhân thịt chay
Nguyên liệu:
- Gạo nếp Thái: 500 gr
- Nước cốt dừa: 450 ml
- Đậu xanh: 200 gr
- Chả nấm bào ngư: 50 gr
- Lát heo chay: 30 gr
- Nấm mèo khô: 20 gr
- Củ sắn: 80 gr
- Nấm đông cô khô: 20 gr
- Hành lá: 3 nhánh
- Lá chuối: 5 lá
- Dầu ăn: 2 muỗng canh
- Gia vị: 1 ít (Đường/hạt nêm chay/tiêu/muối)
Nguyên liệu bánh tét nhân thịt chay
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Nếp bạn ngâm nước 1 tiếng rồi vo 3 – 4 lần với nước sạch, để ráo.
- Đậu xanh vo sạch, bạn hấp hoặc luộc chín, để khô đậu và tán nhuyễn (có thể cho vào máy xay sinh tố để xay cho nhanh cũng được nha).
- Chả nấm bào ngư, lát heo chay bạn cắt sợi, củ sắn bạn cắt hạt lựu. Hành lá bạn rửa sạch, cắt nhỏ.
- Lá chuối bạn rửa sạch rồi cắt vuông khoảng 30 cm.
- Nấm đông bạn đem ngâm với nước ấm khoảng 30 phút, sau đó vớt ra rửa và vò nấm dưới vòi nước sạch 3 – 4 lần cho sạch cát, cắt bỏ phần chân nấm rồi cắt sợi.
- Nấm mèo đem ngâm nước lạnh khoảng 30 phút đến 1 tiếng cho nấm nở sau đó cắt gốc rửa sạch rồi cắt nhỏ.
Bước 2: Xào nếp
- Bạn bắc chảo lên bếp mở lửa vừa, đợi chảo nóng bạn cho nước cốt dừa vào nấu sôi.
- Thêm 1/2 muỗng cà phê muối và nếp vào xào, xào khoảng 20 phút cho nếp ngấm nước cốt dừa sau đó tắt bếp để nếp nguội.
Bước 3: Xào nhân
- Bạn bắc chảo lên bếp mở lửa vừa, đợi chảo nóng bạn cho 2 muỗng canh dầu ăn rồi phi thơm hành lá.
- Khi hành lá đã thơm bạn múc ra chén 2 muỗng canh hành lá phi rồi thêm vào chảo 50 gr chả nấm bào ngư, 30 gr lát heo chay, 20 gr nấm mèo, 80 gr củ sắn, 20 gr nấm đông cô, bạn đảo đều khoảng 2 phút.
- Nêm gia vị: Bạn thêm 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm chay, 1/2 muỗng cà phê tiêu rồi đảo đều thêm 2 phút cho thấm gia vị sau đó tắt bếp, để nguội.
Bước 4: Ướp nhân đậu và cuộn nhân
- Bạn cho dầu hành lá vào phần đậu xanh, thêm 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm, bạn đeo bao tay ni lông trộn đều hỗn hợp nhân đậu.
- Sau đó bạn chia nhân đậu thành 2 phần bằng nhau rồi vo tròn.
- Bạn trải đều đậu xanh trên lá chuối rồi cho nhân vào giữa, khéo léo dùng tay cuộn đậu xanh lại cho đậu xanh bọc kín phần nhân.
Bước 5: Gói bánh
- Chồng 3 tấm lá chuối lên nhau, dàn đều nếp, cho nhân đậu xanh vào giữa rồi cuộn tròn lá chuối lại. Dùng dây cột phần giữa để giữ chặt phần lá.
- Dựng đứng bánh lên, cắt phần lá dư, gói 4 mép lại, phủ chéo lên trên 2 miếng lá chuối rồi cột chặt để định hình phần đầu bánh.
- Dùng 2 dây dài để cột chặt hết phần bánh, cuối cùng dùng dây nhỏ để cột dọc trên thân để bánh được chặt hơn.
Bước 6: Hấp bánh
- Bạn bắc nồi nước sôi lên bếp, cho bánh vào xửng rồi hấp 1 tiếng.
- Sau 1 tiếng, bạn trở đầu bánh ngược lại rồi hấp thêm 1 tiếng nữa là hoàn tất.
Bánh tét nhân thịt chay
6.12 Canh đu đủ chay nấm rơm
Nguyên liệu:
- Đu đủ xanh: 200 gr
- Nấm rơm: 70 gr
- Cà rốt: 50 gr
- Hành ba rô: 20 gr
- Hạt nêm: 1 muỗng canh
- Muối: 1/2 muỗng cà phê
- Dầu ăn: 1 muỗng canh
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đu đủ gọt vỏ, chẻ đôi, bỏ hạt, thái thành lát dày khoảng 2cm rồi cắt làm đôi. Cà rốt tỉa hoa, thái lát dày 1cm.
- Nấm rơm cắt sạch phần gốc, rửa sơ rồi đem ngâm nước muối loãng 15 phút khử mùi, sau đó vớt ra để ráo.
Bước 2: Xào sơ đu đủ
- Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu thực vật rồi cho thêm 20gr hành boa rô thái lát vào phi thơm.
- Tiếp theo cho đu đủ vào, thêm 1/2 muỗng cà phê muối, xào khoảng 2 phút cho đu đủ dậy mùi.
Bước 3: Hầm đu đủ với nấm rơm
- Thêm vào nồi 700ml nước rồi hầm đu đủ 20 phút.
- Sau khi hầm đu đủ thì cho thêm cà rốt và nấm rơm vào nồi, hầm thêm 10 phút. Cuối cùng nêm 1 muỗng canh hạt nêm chay vào canh, khuấy đều lên rồi tắt bếp.
Canh đu đủ chay nấm rơm
7. Mẹo bảo quản thực phẩm ngày Tết
7.1 Thịt tươi sống và gia cầm
Những loại thịt tươi sống như thịt bò, thịt heo hay thịt gia cầm, nếu để trong ngăn đá có thể giữ được lâu ngày.
Chúng ta cần phải làm sạch chúng trước khi cho vào ngăn đá, bỏ vào hộp có nắp đậy hay bịch ni lông, túi zipper kín hơi để cất trữ chúng trong tủ lạnh.
Đặc biệt, bạn cần lưu ý một khi đã rã đông thịt thì bắt buộc phải chế biến hết số thịt đã được rã đông.
Do đó, để tiện cho việc sử dụng, cần chia thịt thành nhiều phần nhỏ khác nhau, vừa đủ cho từng bữa ăn trước khi rã đông.
Thịt bảo quản ở ngăn đông, có thể lưu trữ khoảng 7 ngày. Tuy nhiên, thời gian đông đá càng dài thì độ tươi ngon của thịt sẽ bị giảm đi đáng kể.
Một vài lưu ý, để cấp đông thịt cá dài ngày mà vẫn giữ được hầu như nguyên vẹn dưỡng chất lại không cần rã đông khi chế biến thì mẹ có thể bảo quản thực phẩm ở chế độ đông mềm (-50C) trong 1 số dòng tủ lạnh cao cấp.
Thịt tươi sống và gia cầm nên để ở ngăn đá để giữ được lâu
7.2 Trái cây tươi, rau củ
Đối với trái cây tươi, bạn cần bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh và lưu ý các điểm sau:
– Sau khi mua về, nhặt sạch cuống, loại bỏ những trái hỏng; rửa sạch; để ráo và phân thành từng loại riêng.
Cho từng loại trái cây vào túi nilon dùng để bảo quản thực phẩm hoặc gói lại thành những phần riêng và để trong ngăn mát tủ lạnh.
Đối với trái cây, bạn nên dùng màng bọc thực phẩm bọc lại kín rồi bảo quản ở ngăn dưới cùng tủ lạnh vì nơi đây nhiệt độ ổn định hơn ở khu vực cửa tủ, vốn mất nhiệt rất nhiều trong quá trình đóng, mở cửa tủ lạnh.
– Không nên rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh và chỉ rửa trước khi sơ chế, vì quá nhiều độ ẩm sẽ khiến các loại hoa quả mọng nước dễ bị biến màu, hư hỏng. Đối với những loại thực phẩm củ quả như củ cải, cà rốt, su hào… bạn nên cắt bớt ngọn trước khi cho vào tủ lạnh.
Lưu ý, để thực phẩm tươi lâu thì mức độ ẩm trong tủ lạnh cần ổn định (từ 30% – 70%), kể cả khi phải mở tủ lạnh thường xuyên.
Muốn rau tươi lâu, mẹ nên để tủ lạnh ở nhiệt độ 10C – 30C vì vi khuẩn thường phát triển mạnh khi rau quả được bảo quản ở nhiệt độ trên 30C.
Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp quá lại có thể khiến rau quả đóng băng, nhanh hỏng.
Trái cây mua về làm sạch và bỏ vào ngăn mát
7.3 Cá, hải sản
Cá có mùi tanh khá nặng và dễ gây ám mùi tủ lạnh hoặc lẫn mùi sang thực phẩm khác. Do đó khi bảo quản chúng, bạn phải bao bọc thật kỹ bằng nhiều lớp.
Ngoài ra, sau khi làm cá xong bạn có thể pha loãng giấm và đổ trực tiếp lên mình cá. Như vậy cũng sẽ hạn chế được mùi tanh.
Lưu ý: Khi bạn đặt nhiệt độ trong tủ lạnh là 10C, một số dòng tủ lạnh cao cấp như fresh zone sẽ được tự động điều chỉnh ở -10C; cung cấp nhiệt độ thích hợp để bảo quản đồ ăn, giúp giữ trọn hương vị và độ dinh dưỡng.
Cá, hải sản phải bọc kỹ để không có mùi hôi
7.4 Chọn thực phẩm tươi
Chất lượng và độ tươi ngon ban đầu của thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đến thời gian bảo quản.
Bạn không thể kỳ vọng thịt cá tươi rói sẵn sàng vào ngày mùng 3 Tết nếu chúng đã quá cũ ngay từ khi mua về.
Một mẹo đơn giản được hội chị em truyền tai nhau là nên đi siêu thị hoặc chợ vào sáng sớm, thời điểm thực phẩm mới được nhập về và vẫn còn giữ được độ tươi.
Các yếu tố cảm quan như màu sắc, hình dáng, mùi của thực phẩm cũng cần được cân nhắc khi lựa chọn, không nên mua thịt cá đã có mùi hoặc rau củ dập nát.
Ngoài ra, bạn có thể dùng tay để ấn nhẹ vào thịt cá, đặc biệt là phần bụng cá để dễ dàng phân biệt hơn. Thịt cá tươi có độ rắn chắc, đàn hồi tốt và không để lại dấu ngón tay khi ấn vào.
Chất lượng và độ tươi ngon ban đầu của thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đến thời gian bảo quản
7.5 Để đồ uống trong ngăn riêng
Đa số gia đình hiện nay vẫn đang để đồ uống chung với các thực phẩm khác trong ngăn mát hoặc ngăn trên cửa tủ. Điều này vẫn tạm ổn với thức uống đóng chai hoặc đóng lon.
Tuy nhiên, với đồ uống tự chế biến như trà kombucha, nước detox, nước ép trái cây… thì việc để chung với thực phẩm khác vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây lan vi khuẩn.
Vấn đề càng đáng ngại hơn khi số lượng thực phẩm tăng đột biến vào dịp Tết và nhiều người có xu hướng nhồi nhét thực phẩm, không quan tâm đến đặc thù bảo quản tối ưu của chúng.
Để đồ uống trong ngăn riêng để hạn chế lây lan vi khuẩn
7.6 Phân loại, đóng gói thực phẩm đúng cách
Những ngày cận Tết thường là thời điểm khá bận rộn, do đó không ít bà nội trợ thường có thói quen bỏ luôn thực phẩm vừa mua vào tủ, đợi đến lúc cần dùng mới lấy ra sơ chế.
Đây là một thói quen sai lầm bởi việc không sơ chế có thể khiến thịt cá dễ bị vi khuẩn xâm nhập, có mùi và hư hỏng.
Để bảo quản lâu hơn và đảm bảo an toàn thực phẩm, bạn nên rửa sạch thịt cá, dùng khăn bếp hoặc giấy thấm khô nước rồi cho vào hộp kín chuyên dụng và bỏ vào tủ lạnh.
Ngoài ra, bạn cũng nên tính toán, cân đối số lượng thực phẩm với nhu cầu của gia đình để không mua quá nhiều thức ăn, dẫn đến tình trạng quá hạn do không kịp sử dụng.
Phân loại thực phẩm sẽ sạch sẽ, ít hư hỏng và dễ lấy sử dụng
7.7 Giữ vệ sinh cho đồ muối chua
Dưa hành, củ kiệu muối… là những món rất quen thuộc trên mâm cơm của các gia đình Việt mỗi độ Tết đến Xuân về.
Món ăn đóng vai trò “giải ngấy” này không khó chế biến, song lại rất dễ hư hỏng nếu không được bảo quản đúng cách.
Việc tiên quyết là người dùng nên đảm bảo quá trình sơ chế rau củ hợp vệ sinh, bình chứa được luộc qua nước sôi và để khô tự nhiên trước khi muối.
Trong quá trình bảo quản cần để nơi thoáng mát, dùng đũa sạch để gắp, không đổ dưa thừa vào lại hũ.
Tùy theo loại dưa muối và nhu cầu bảo quản của gia đình mà món ăn này có thể để trong tủ mát (2-4 tháng).
Bảo quản tốt thực phẩm sẽ giúp mâm cơm ngày Tết luôn tròn vị sum vầy và mở ra một năm mới với nhiều điều may mắn.
Giữ vệ sinh cho đồ muối chua để không bị hỏng
Mỗi món ăn Tết trong bữa cỗ gia đình không chỉ là những bữa ăn ngon miệng mà còn là cầu nối tinh thần, kết nối giữa thế hệ.
Việc chuẩn bị và thưởng thức những món ăn truyền thống không chỉ là một nghi lễ ẩm thực mà còn là cách tuyệt vời để tận hưởng khoảnh khắc quý báu bên gia đình và người thân.
Hy vọng rằng, với những công thức và hướng dẫn chi tiết ở trên, bạn sẽ tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong việc tạo ra những bữa ăn ngon và ấm cúng, làm cho mùa Tết trở nên trọn vẹn và ý nghĩa.
————————————————————————————————————————————————————
***Nếu bạn chưa biết lựa chọn quà Tết cho doanh nghiệp sao cho ý nghĩa, ấn tượng, hãy tham khảo ngay quà tặng Tết cho doanh nghiệp, quà tặng Tết cho đối tác để có thêm thông tin lựa chọn.
Hoặc tham khảo ngay quà tặng Tết cho người thân, quà Tết tặng gia đình người yêu để chọn được những món quà ghi điểm, thể hiện tình yêu thương với Bố Mẹ, người thân.
————————————————————————————————————————————————————
***CẬP NHẬT MỚI NHẤT TỪ HAPPY NUTS (THÁNG 07/2024)
Mùa Tết Đoàn Viên này, Bánh Trung thu HEALTHY của HAPPY NUTS là lựa chọn quà tặng ấn tượng cho khách hàng, đối tác, nhân viên, người thân,…
Được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn bởi sự độc đáo và ý nghĩa, như lời chúc sức khoẻ, đoàn viên trong đêm trăng hạnh phúc.
>>> Tham khảo ngay Quà tặng Trung thu của Happy Nuts để lựa chọn các set quà bánh trung thu Healthy ấn tượng, đẳng cấp, phù hợp với nhu cầu.
Ngoài ra, Happy Nuts còn cung cấp set Quà tặng Doanh nghiệp dành tặng khách hàng, đối tác, nhân viên,… thay lời cảm ơn và quan tâm chăm sóc.
Quà tặng Sức khỏe với thành phần cao cấp nhất, gồm các loại hạt thượng hạng, mật ong nguyên chất tốt cho sức khỏe.
Hộp quà thiết kế đẹp mắt, sang trọng, thể hiện đẳng cấp của doanh nghiệp và sự tôn trọng đối với người nhận.
>>> Tham khảo và đặt ngay Set quà tặng cao cấp từ Happy Nuts để lan tỏa năng lượng tích cực, sự quan tâm sâu sắc đến các khách hàng, đối tác, nhân viên,… của doanh nghiệp mình.
Thú vị hơn với trải nghiệm mới “Ăn vặt Healthy” cùng Healthy Snack Hạt Điều Tẩm Vị (sản phẩm mới của HAPPY NUTS).
Thành phần 100% hạt điều Bình Phước được chọn lọc kỹ càng, đảm bảo chất lượng tốt nhất, dồi dào dinh dưỡng.
Hạt điều giòn rụm, phủ lớp gia vị mỏng với 5 hương vị độc đáo. Gói nhỏ tiện lợi, dễ dàng mang theo khi du lịch, picnic hoặc ăn vặt, trà chiều,…
>>> Xem ngay các lựa chọn Healthy snack với đa dạng hương vị, đặt mua để trở thành những khách hàng đầu tiên trải nghiệm sản phẩm mới.
Hấp dẫn đặc biệt ƯU ĐÃI GIẢM GIÁ áp dụng duy nhất trên Shopee Mall của HAPPY NUTS.
>>> Hãy vào Shopee Happy Nuts Official Store đặt hàng ngay để trải nghiệm các sản phẩm Healthy Snack, các loại hạt dinh dưỡng chất lượng, thơm ngon với mức giá cực ưu đãi.
Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp hoặc cần hỗ trợ trong quá trình mua hàng, hãy liên hệ ngay với Happy Nuts để được phục vụ chu đáo, tận tâm nhất.
Happynuts.vn
(Bài viết cập nhật: 02/07/2024)