Phương pháp dạy con nghe lời không cần đòn roi cực hiệu quả
Dạy con là một trong những thiên chức cao cả nhất của cha mẹ. Cha mẹ luôn mong muốn con mình được lớn lên trong môi trường yêu thương, an toàn và được giáo dục một cách tốt nhất.
Trong quá trình giáo dục con cái, nhiều cha mẹ vẫn còn sử dụng các hình thức đòn roi để răn dạy con. Tuy nhiên, phương pháp dạy con đòn roi đang gặp phải nhiều tranh cãi vì ảnh hưởng xấu đến trẻ.
Vì vậy, việc áp dụng những phương pháp dạy con nghe lời không đòn roi là một nhu cầu cấp thiết của các bậc cha mẹ hiện đại.
Hãy để Happy Nuts giúp cha mẹ hiểu rõ về phương pháp dạy con nghe lời không đòn roi này nhé!
I. Tác hại của việc dùng đòn roi dạy con
Việc dùng cách dạy con đòn roi là một phương pháp giáo dục truyền thống đã được áp dụng từ lâu đời.
Tuy nhiên, ngày nay, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc dùng các phương pháp đòn roi để dạy con có thể gây ra nhiều tác hại, cả về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ cũng như ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ em.
Đòn roi sẽ ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần đến trẻ
Tác hại về thể chất:
- Đau đớn, sưng tấy, bầm tím, thậm chí là gãy xương.
- Tổn thương não, hệ thần kinh, hệ tim mạch.
- Rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa, chán ăn.
Tác hại về tinh thần:
- Sợ hãi, căng thẳng, lo âu.
- Tự ti, mặc cảm, tự kỷ.
- Dễ nổi nóng, hung hăng, bạo lực.
- Tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách.
Ngoài ra, việc dùng đòn roi còn có thể gây ra những tác hại khác như:
- Rạn nứt mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
- Gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và khả năng học tập của trẻ.
- Làm giảm lòng tự trọng và khả năng tự lập của trẻ.
Tác hại của việc dạy con theo phương pháp truyền thống, bạo lực, “thương cho roi cho vọt” là rất lớn
II. Vì sao con trẻ thường không nghe lời?
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ không nghe lời, bao gồm cả nguyên nhân từ phía trẻ và nguyên nhân từ phía cha mẹ.
1. Nguyên nhân từ phía trẻ
- Trẻ chưa ý thức được điều đúng sai, phải trái: Ở trẻ nhỏ, trẻ chưa thể có khả năng ý thức được, bao quát được những việc gì cần làm, việc gì chưa cần làm.
- Trẻ đang trong giai đoạn khám phá và thử nghiệm: Trẻ có xu hướng muốn khám phá và thử nghiệm mọi thứ xung quanh, kể cả những việc mà cha mẹ cấm.
- Trẻ đang trong giai đoạn bướng bỉnh, muốn thể hiện bản thân: Ở giai đoạn này, trẻ có xu hướng muốn làm theo ý mình, không muốn nghe theo lời của cha mẹ.
- Trẻ có thể đang gặp vấn đề về sức khỏe hoặc tâm lý: Nếu trẻ thường xuyên không nghe lời, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Trẻ nhỏ chưa đủ nhận thức về đúng hay sai
2. Nguyên nhân từ phía cha mẹ
- Cha mẹ không thống nhất trong cách dạy con: Nếu cha mẹ không thống nhất trong cách dạy con, trẻ sẽ bị rối và không biết phải nghe theo ai.
- Cha mẹ đặt ra quá nhiều quy tắc và yêu cầu: Nếu cha mẹ đặt ra quá nhiều quy tắc và yêu cầu, trẻ sẽ cảm thấy bị áp lực và không muốn nghe theo.
- Cha mẹ sử dụng các hình thức trừng phạt không phù hợp: Việc sử dụng các hình thức trừng phạt không phù hợp, chẳng hạn như đánh đập, mắng chửi, có thể khiến trẻ sợ hãi, tổn thương và không muốn nghe theo cha mẹ.
- Cha mẹ thiếu quan tâm, yêu thương và thấu hiểu trẻ: Nếu cha mẹ thiếu quan tâm, yêu thương và thấu hiểu trẻ, trẻ sẽ cảm thấy không được yêu thương, không được tôn trọng và có thể trở nên bướng bỉnh, không nghe lời.
Cha mẹ và con cái luôn tồn tại nhiều mâu thuẫn. Vì vậy dễ khiến cha mẹ dùng đòn roi để dạy con.
Mỗi lần con mắc sai lầm, cha mẹ cần phải suy nghĩ trước về hành động của mình
III. Phương pháp dạy con nghe lời không đòn roi hiệu quả
Dạy con nghe lời không đòn roi là phương pháp không bạo lực về mặt thể xác lẫn tinh thần của bé.
Nhiều người nhầm lẫn rằng phương pháp này sẽ nuông chiều và làm hư trẻ. Nhưng hoàn toàn không phải vậy.
Có một số cách dạy con ngoan ngoãn nhẹ nhàng vô cùng hiệu quả. Những cách này sẽ giúp trẻ phát triển về mặt tâm lý, tạo nên tiền đề tốt cho cuộc sống sau này.
1. Điều chỉnh cảm xúc bản thân, kiên nhẫn quan sát và dẫn dắt trẻ
Rất nhiều bậc phụ huynh mẹ sẽ thể hiện cảm xúc tiêu cực ra ngoài khi con không nghe lời. Muốn dạy con không đòn roi, trước tiên bạn cần tự kiềm chế cảm xúc bản thân.
Không nóng giận ngay lập tức mà hãy kiên nhẫn quan sát con trẻ. Sau đó dẫn dắt bé làm theo lời mình từng chút một để bé hiểu hết và có động lực nghe theo.
Ví dụ như: Thay vì bảo là “Con nhặt đồ chơi ngay” thì hãy dẫn dắt “Đồ chơi của con rơi trên sàn kìa, giờ phải làm sao đây?”.
Khi nghe một lời nói động viên như vậy, trẻ sẽ tự động nghe theo bạn. Nếu còn còn chưa rõ, bạn có thể hướng dẫn con bỏ đồ vào thùng.
Như vậy, những lần sau đó, bé sẽ tự động hiểu phải làm gì.
Điều tiên quyết trong dạy con không đòn roi là phải luôn điều chỉnh, kiềm chế cảm xúc với con trẻ
Để trẻ sẽ cảm thấy bản thân có nhiều quyền quyết định, được tin tưởng hơn sẽ khiến trẻ chủ động làm theo mong muốn của bạn.
Phương pháp dạy con nghe lời này áp dụng rất tốt cho những bé bướng bỉnh và càu gắt.
Bạn cũng nên tự kiểm điểm bản thân xem có thể hiện thái độ tiêu cực hay trách sai con không. Như vậy, bạn sẽ kiểm soát tốt cảm xúc tốt hơn, thành công trong việc dạy con.
Bạn là tấm gương cho con noi theo, nếu bạn làm tốt, bé sẽ phát triển tốt về mặt tâm lý hơn.
2. Lắng nghe, tôn trọng cảm xúc và thể hiện sự đồng cảm
Như đã nói ở trên, phương pháp dạy con nghe lời mà không cần đòn roi mà vẫn ngoan ngoãn là bạn phải biết lắng nghe. Cần tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng và lắng nghe lời của con mình.
Khi bạn đã hiểu rõ được bé muốn gì, hãy thể hiện sự đồng cảm. Sau đó, từ tốn giải thích vì sao mà bạn lại yêu cầu khác với mong muốn của bé.
Hãy đặt bản thân vào vị trí của bé để hiểu được bé cần và mong muốn những gì. Dành thời gian nói chuyện, tìm hiểu và chia sẻ với bé mỗi khi có cơ hội cũng sẽ khiến bé yêu thương bạn nhiều hơn.
Sự kết nối này sẽ giúp hình thành nên tính cách tốt cho trẻ. Giúp dễ dàng bước chân vào đời, được nhiều người yêu quý.
Lắng nghe và tôn trọng cảm xúc của trẻ
3. Dùng từ “nên” và “không nên”
Việc bạn yêu cầu không được làm gì đó sẽ khiến não bộ của trẻ phải xử lý gấp đôi lượng thông tin.
Bạn chỉ nên hãy đưa ra lời khuyên nhẹ nhàng cho bé và không dùng từ nhấn mạnh hay thể hiện cảm xúc tiêu cực.
Ví dụ như: Thay vì nói “Đừng vứt đồ chơi lung tung”, bạn hãy nói rằng “Con nên bỏ đồ chơi vào thùng đồ chơi cho gọn gàng nhé”.
4. Đặt ra khen thưởng và hình phạt rõ ràng
Việc đưa quy tắc rõ ràng sẽ giúp bạn trẻ hiểu rõ được bản thân nên làm gì. Với mỗi quy định, bạn cũng nên có những khen thưởng cũng như hình phạt phù hợp.
Phương pháp dạy con nghe lời không đòn roi không có nghĩa là nuông chiều, hãy đặt ra quy tắc khen thưởng và mức phạt rõ ràng cho con hiểu rõ những gì cần làm
Luôn nhớ hình phạt phải đi đôi với khen thưởng. Mỗi khi bé làm đúng, bạn đừng tiếc lời khen nhưng cũng phải phạt nặng khi bé làm sai. Như vậy, bé sẽ có động lực nghe lời hơn.
Bên cạnh đó, khi bé thất bại, bạn không nên chỉ trích mà phải an ủi trước tiên. Khuyên bảo và chỉ dẫn để trẻ có thể làm tốt hơn vào những lần sau.
Việc chỉ trích là một cách bạo lực tâm lý mà bạn cần tránh làm. Bởi điều này không khiến bé tốt hơn và chỉ làm bé không dám tiếp tục cố gắng.
Ở cách dạy trẻ không đòn roi này cũng có một lưu ý nhỏ về hình phạt. Đôi khi hình phạt này hiệu quả với đứa trẻ khác chứ không phải là con của bạn.
Hãy tìm hiểu và chọn hình phạt có đủ tính răn đe riêng dành cho con mình. Hình phạt phải có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau để bé biết rõ và tránh phạm sai lầm.
Điều này sẽ giúp bé ngoan ngoãn và không bị nuông chiều thành tính xấu như tự cao,…
5. Bỏ qua những hành động sau ở mức độ nhẹ
Trẻ nhỏ luôn sẽ phạm phải sai lầm. Nhưng không phải sai lầm nào cha mẹ cũng lôi ra để dạy dỗ và coi đó là hành vi sai trái, bắt bé phải nghe ba mẹ nói.
Trong một số trường hợp, bé làm sai trong vô thức, không phải chủ đích. Nhiệm vụ của cha mẹ là lựa chọn và xem xét hành vi đó nằm ở mức độ nào, nếu có thể bỏ qua, hãy phớt lờ điều đó.
Nhưng nếu hành vi lặp đi lặp lại quá nhiều lần, đây đã là thói quen của bé. Thay vì mắng bé, hãy nhẹ nhàng chỉ rõ hành động của bé là sai, và cái sai đó sẽ ảnh hưởng như thế nào.
Lâu dần, bé sẽ tự học được rằng những điều sau sẽ không mang đến sự vui vẻ. Bé sẽ tự biết cách cư xử thông minh và ngoan ngoãn hơn.
Hãy giải thích rõ bé sai ở đâu nếu lỗi nhỏ lặp lại quá nhiều lần
6. Đặt ra thời gian giới nghiêm cho bé
Việc bảo bé thay đổi một thói quen xấu không phải là điều đơn giản. Nếu sử dụng đòn roi cho một việc sai mà bé làm, bé càng trở nên ngông cuồng hoặc có xu hướng suy nghĩ xấu.
Vì vậy, hãy cho bé thời gian chờ để sửa sai. Trong thời gian chờ này, cha mẹ phải nói chuyện rõ ràng với bé, lắng nghe bé và giúp bé hóa giải tâm lý của mình.
Tiếp đến, hãy đưa ra một thời gian nhất định, ví dụ 1 ngày, 1 tuần, … buộc bé phải thay đổi dần dần. Và hãy cho bé hiểu ba mẹ vẫn luôn yêu thương, chờ đợi bé trở nên tốt đẹp hơn.
7. Cho bé thời gian suy nghĩ về lỗi sai của mình
Ví dụ nếu bé đánh bạn bè, thay vì mắng bé ngay trước mặt bạn bè, hãy dẫn bé đến một góc chỉ mình bạn và bé, hãy hỏi bé tại sao đánh bạn mình, phân tích cho bé biết bé sai ở đâu và cho bé thời gian (3 phút) để bé nhìn lại hành vi của mình là đúng hay sai.
Tiếp đến, hãy để bé đich thân đến xin lỗi bạn bè của mình và tặng cho bạn một cái ôm hòa giải.
Phụ huynh tuyệt đối không đổ mọi tội lỗi và trách nhiệm lên bé nếu chưa nghe bé nói và bản thân không biết sự tình.
Hãy có thời gian nghe bé, cho bé thời gian nhìn lại hành vi thay vì tạo cảm giác oan ức và không phục cho bé.
Hãy cho bé thời gian nhìn lại hành vi của mình
8. Bé bị mất đặc quyền nếu sai vẫn tiếp tục sai
Thay vì sẽ nhận được đòn roi, cha mẹ hãy tước đi đặc quyền hằng ngày của bé.
Ví dụ bé không ngoan, bé sẽ không được đi chơi công viên vào ngày hôm đó. Nếu bé hay cáu gắt với bạn bè, hãy để bé ở nhà và không cho bạn bè đến chơi cùng bé.
Ba mẹ phải hình thành cho bé thói quen nếu bé hư, hoặc không hoàn thành tốt nhiệm vụ vốn là của mình, bé sẽ bị mất đi đặc quyền vốn có.
9. Phương pháp dạy con nghe lời là thiết lập quy định ngay từ đầu
Khi bé đã bắt đầu có ý thức, cha mẹ phải đưa ra quy tắc với con ngay từ ban đầu: Nhắc nhở, cảnh cáo, và bị kỷ luật.
Điều này có nghĩ, lần đầu bé làm sai, hãy nhắc nhở bé. Lần thứ 2 bé lại phạm đúng lỗi sai trước, hãy cảnh cáo bé và nói cho bé biết nếu tiếp tục, bé sẽ bị kỷ luật như thế nào.
Và nếu bé vẫn tiếp tục phạm sai, hãy thi hành kỷ luật với bé như những gì đã trình bày trước đó.
Việc xây dựng thói quen này sẽ giúp bé tự điều chỉnh được hành vi của mình, cũng như để tâm những gì ba mẹ nói.
Hãy xây dựng quy tắc với con ngay từ đầu
10. Hãy để bé tự chọn hình phạt nếu phạm lỗi
Thêm một cách dạy con không đòn roi cha mẹ nên áp dụng đó chính là để bé tự tạo ra hình phạt cho mình.
Hầu hết các bé đều có suy nghĩ riêng và luôn chứng minh bản thân để cho ba mẹ thấy mình đã khôn lớn. Ví dụ như trong việc giữ lời hứa.
Vậy nên, khi bé bị lỗi sai, sau khi nhắc nhở, hãy lập lời hứa về hình thức bị phạt nếu bé tái phạm trong tương lai. Và bé phải là người đưa ra hình phạt cho chính bản thân mình.
IV. Hành động của ba mẹ rất quan trọng khi áp dụng phương pháp dạy con nghe lời
1. Khen ngợi con làm điều tốt
Cách đối xử cũng như thái độ của người lớn là nguyên nhân quyết định đến việc trẻ có nghe lời hay không.
Do đó, để thay đổi sự ương bướng của trẻ, cha mẹ cần động viên và khen ngợi khi con làm được việc tốt, dù đó là những việc nhỏ nhặt.
Và không nên chỉ chú ý đến việc con làm sai rồi đưa ra những hình phạt nghiêm khắc mà hãy từ từ phân tích cho con hiểu.
Việc khuyến khích con làm việc tốt sẽ khiến cho các bé hiểu rằng đây là cách để có được sự chú ý cũng như nhận được lời khen từ người khác.
Bên cạnh đó, để con thêm hào hứng, cha mẹ hãy tặng cho con các phần thưởng nhỏ đây chính là cách dạy con ngoan nghe lời.
2. Kết nối với con mỗi ngày
Kết nối với con mỗi ngày bằng cách nói chuyện hoặc lắng nghe những tâm sự, nghe con chia sẻ những điều thầm kín để có thể hiểu con hơn.
Khi con đã tin tưởng và xem cha mẹ giống như người bạn thân, trẻ sẽ dễ hợp tác và vâng lời hơn.
Kết nối với con mỗi ngày bằng cách nói chuyện sẽ giúp trẻ vâng lời hơn
3. Trở thành tấm gương để con noi theo
Những quy tắc mà cha mẹ đặt ra, không chỉ cho bé thực hiện mà phải được áp dụng với tất cả các thành viên trong gia đình.
Cha mẹ phải là hình mẫu trong việc thực hiện các quy tắc đã đặt ra để con noi theo.
Nếu cha mẹ thường xuyên mắc lỗi, chắc chắn trẻ sẽ không chịu nghe lời và không học được những tính cách tốt từ cha mẹ.
Ngoài ra, cha mẹ không nên xảy ra những xung đột, cãi vã trước mặt con để cách dạy con nghe lời có hiệu quả hơn.
4. Thể hiện tình yêu thương với con
Việc cho con nhận thấy được vai trò quan trọng của trẻ đối với gia đình sẽ giúp việc thay đổi cách cư xử của con.
Sự kết nối giữa cha mẹ và con cái rất cần thiết, nhiều ông bố bà mẹ quá bận rộn với việc mưu sinh mà quên đi yếu tố này.
Chính vì vậy, ngoài công việc, cha mẹ nên dành thời gian cho con nhiều hơn. Những lúc ở bên con hãy thể hiện tình yêu của mình với con.
Thể hiện tình yêu thương với con
5. Không bao bọc trẻ quá mức
Dù trẻ đang trong độ tuổi nào thì cha mẹ cũng nên dạy con cách tự lập từ những việc nhỏ nhất như: tự mặc quần áo, tự vệ sinh cá nhân, tự ăn.
Sau này lớn lên, trẻ tự chủ hơn trong cuộc sống và sẵn sàng để vượt qua mọi khó khăn, thử thách mà không cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ.
Dạy con không đòn roi không phải đơn giản, đòi hỏi bậc phụ huynh phải cực kỳ kiên nhẫn. Việc dạy con là việc cả đời, hãy chăm lo cho bé đúng cách để bé phát triển tốt và toàn diện.
Happy Nuts chúc bạn thành công trong việc nuôi dạy con mình!
—————————————————————————————————————
***CẬP NHẬT MỚI NHẤT TỪ HAPPY NUTS (THÁNG 07/2024)
Mùa Tết Đoàn Viên này, Bánh Trung thu HEALTHY của HAPPY NUTS là lựa chọn quà tặng ấn tượng cho khách hàng, đối tác, nhân viên, người thân,…
Được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn bởi sự độc đáo và ý nghĩa, như lời chúc sức khoẻ, đoàn viên trong đêm trăng hạnh phúc.
>>> Tham khảo ngay Quà tặng Trung thu của Happy Nuts để lựa chọn các set quà bánh trung thu Healthy ấn tượng, đẳng cấp, phù hợp với nhu cầu.
Ngoài ra, Happy Nuts còn cung cấp set Quà tặng Doanh nghiệp dành tặng khách hàng, đối tác, nhân viên,… thay lời cảm ơn và quan tâm chăm sóc.
Quà tặng Sức khỏe với thành phần cao cấp nhất, gồm các loại hạt thượng hạng, mật ong nguyên chất tốt cho sức khỏe.
Hộp quà thiết kế đẹp mắt, sang trọng, thể hiện đẳng cấp của doanh nghiệp và sự tôn trọng đối với người nhận.
>>> Tham khảo và đặt ngay Set quà tặng cao cấp từ Happy Nuts để lan tỏa năng lượng tích cực, sự quan tâm sâu sắc đến các khách hàng, đối tác, nhân viên,… của doanh nghiệp mình.
Thú vị hơn với trải nghiệm mới “Ăn vặt Healthy” cùng Healthy Snack Hạt Điều Tẩm Vị (sản phẩm mới của HAPPY NUTS).
Thành phần 100% hạt điều Bình Phước được chọn lọc kỹ càng, đảm bảo chất lượng tốt nhất, dồi dào dinh dưỡng.
Hạt điều giòn rụm, phủ lớp gia vị mỏng với 5 hương vị độc đáo. Gói nhỏ tiện lợi, dễ dàng mang theo khi du lịch, picnic hoặc ăn vặt, trà chiều,…
>>> Xem ngay các lựa chọn Healthy snack với đa dạng hương vị, đặt mua để trở thành những khách hàng đầu tiên trải nghiệm sản phẩm mới.
Hấp dẫn đặc biệt ƯU ĐÃI GIẢM GIÁ áp dụng duy nhất trên Shopee Mall của HAPPY NUTS.
>>> Hãy vào Shopee Happy Nuts Official Store đặt hàng ngay để trải nghiệm các sản phẩm Healthy Snack, các loại hạt dinh dưỡng chất lượng, thơm ngon với mức giá cực ưu đãi.
Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp hoặc cần hỗ trợ trong quá trình mua hàng, hãy liên hệ ngay với Happy Nuts để được phục vụ chu đáo, tận tâm nhất.
Happynuts.vn
(Bài viết cập nhật: 01/07/2024)